Cho mèo ăn tưởng đơn giản nhưng sự thật lại khác xa đó chủ nuôi ơi, bởi ngoài cách cho mèo ăn đúng chuẩn, chủ nuôi còn phải nắm rõ 6 sai lầm dưới đây để “tránh càng xa càng tốt”. Nếu vẫn còn tò mò, chưa biết đó là những sai lầm tai hại gì thì bạn hãy lướt xuống ngay phần bên dưới và Pet Choy sẽ giải đáp tất tần tật giúp bạn nhé:
1. Sai lầm thứ nhất: Cho mèo ăn quá nhiều
Tiến sĩ, Giáo sư y học và dinh dưỡng Joe Bartges cho biết, sai lầm phổ biến nhất mà chủ nuôi thường mắc phải khi cho mèo ăn là thúc ép chúng ăn quá mức. Vậy mèo của bạn cần bao nhiêu thức ăn là đủ? Để giữ cho mèo có trọng lượng bình thường và khỏe mạnh, bạn nên cung cấp cho chúng từ 24 đến 35 calo mỗi ngày trên 453,5gr. Tốt nhất bạn vẫn nên nhờ bác sĩ thú y để xác định rõ tình trạng hiện tại của mèo nhằm xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và khoa học. Susan G. Wynn, DVM, một chuyên gia dinh dưỡng thú y ở Georgia kiêm tác giả quyển sách "The Cat: Its Behavior, Nutrition, and Health" cũng nhận định “Bác sĩ thú y sẽ biết đâu là điểm bất thường trong chế độ ăn uống của mèo, từ đó đưa ra phương án giảm lượng thức xuống, hạn chế tình trạng mèo thừa cân, béo phì”.
Sai lầm thứ nhất: Cho mèo ăn quá nhiều
2. Sai lầm khi thứ hai: Chỉ cho mèo ăn thức ăn khô
Lisa A. Pierson, DVM, bác sĩ thú y California, đồng thời là người lập ra website CatInfo.org, cho biết: “Sai lầm lớn nhất mà chủ nuôi thường mắc phải là chỉ cho mèo ăn thức ăn khô”. Các bác sĩ thú y cũng cho biết độ nhạy cảm đối với cơn khát của mèo kém hơn so với chó, chúng sẽ không tự động uống nước, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu chủ nuôi chỉ cho mèo ăn thức ăn khô, lâu dần đường tiết niệu trở nên “khô cằn”, bộ máy làm việc rối loạn. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cân bằng giữa thực phẩm khô và thực phẩm ướt. Theo các khảo sát thì thức ăn ướt có khoảng 78% là nước trong khi thức ăn khô chỉ có 5-10%, không đủ cung ứng cho mèo.
3. Sai lầm thứ ba: Cho mèo uống quá ít nước
Theo các chuyên gia ASPCA, nước chiếm từ 60% đến 70% trọng lượng cơ thể của một con mèo trưởng thành. Thiếu hụt nước có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho vật nuôi, tăng khả năng nhiễm bệnh hoặc tử vong. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn ướt cho mèo, bạn cũng có thể bổ sung trực tiếp bằng cách chó mèo uống nước thường xuyên hơn, hãy cho mèo cưng uống nước đóng chai hoặc đun sôi để hạn chế tối đa mầm bệnh nhé.
Sai lầm thứ ba: Cho mèo uống quá ít nước
4. Sai lầm thứ tư: Thêm tỏi để trị sán dây
Một số quan niệm cho rằng những mảng trắng ngoằn ngoèo ở gần đuôi có kích thước bằng hạt gạo chính là một đoạn sán dây cư trú trong ruột non của mèo. Nhiều người tin rằng biện pháp tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng này là cho mèo ăn tỏi tươi. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh tỏi có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của ký sinh trùng, bao gồm cả sán dây và bọ chét. Ngược lại, lạm dụng hoặc cho mèo ăn quá nhiều tỏi còn có thể phá hủy hồng cầu, rối loạn quá trình tuần hoàn máu.
Bên cạnh đó, mặc dù sán dây không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng có thể dẫn đến sụt cân, nôn mửa, khó chịu ở bụng và các vấn đề khác nếu không được điều trị. Nếu bạn nhìn thấy sán dây trong phân mèo hoặc gần hậu môn, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y để có phương án tẩy giun hiệu quả nhất cho mèo nhé. Chủ nuôi lưu ý không tự điều trị giun cho mèo bởi không phải phương pháp điều trị nào cũng có tác dụng và có thể gây hại nhiều hơn lợi nếu dùng sai thuốc.
5. Sai lầm thứ 5: Cho mèo chay hoặc thuần chay
Mèo là động vật ăn thịt, nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là các loại thịt và nội tạng động vật. Bởi có một số chất chỉ có thể tìm thấy trong nguồn cung từ thịt, ví dụ như axit amin taurine chỉ được tìm thấy trong mô động vật. Thiếu taurine có thể khiến mèo gặp các vấn đề về tim, bị tật và thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, chế độ ăn chay hoặc thuần chay cũng khiến mèo mệt mỏi, kiệt sức vì không đủ năng lượng, thiếu hụt hàng loạt dưỡng chất cần thiết như carbohydrate, protein,... Tốt nhất, bạn vẫn nên kết hợp giữa nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá, rau củ quả, trứng,... để mèo phát triển toàn diện.
Sai lầm thứ 5: Cho mèo ăn chay hoặc thuần chay
6. Sai lầm thứ 6: Không quan tâm đến sự cân bằng dinh dưỡng
Chủ nuôi muốn tự tay chuẩn bị những món ăn thơm ngon, bắt mắt để thú cưng ăn uống ngon miệng, an toàn hơn. Tuy nhiên, việc bạn không cân đo đong đếm khẩu phần dễ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Cụ thể chế độ ăn cho mèo quá nhiều cá ngừ, gan hoặc dầu gan (chẳng hạn như dầu gan cá), có thể dẫn đến nhiễm độc vitamin A, dẫn đến đau xương và khớp, giòn xương và khô da. Chế độ ăn quá nhiều cá sống làm giảm sút hàm lượng vitamin B1, gây yếu cơ, co giật hoặc tổn thương não mèo. Pierson chia sẻ: “Nếu bạn muốn chuẩn bị bữa ăn “ngon mắt bắt miệng” cho mèo thì bạn cần phải cân bằng khẩu phần ăn”.
Tuy nhiên, không phải chủ nuôi nào cũng có nhiều thời gian để đo lường, cân chỉnh hàm lượng trong mỗi phần ăn của mèo. Giải pháp là bạn nên lựa chọn những thương hiệu bày bán pate tươi uy tín, bởi thực phẩm này đã bao gồm các loại thịt động vật và rau củ quả. Nếu vẫn còn lăn tăn, chưa biết chọn lựa thế nào thì bạn có thể “chọn mặt gửi vàng” nơi Pet Choy, cụ thể là 2 dòng sản phẩm: TASTY (dành cho mèo trên 12 tháng, gồm các sản phẩm như Bò Vô Miệng, Búp-phê Hải Sản, Cá Ngừ Đại Ca, Gà Cá Hợp Lực, Gà Vỗ Béo), và PROTECTOR (dành cho mèo dưới 12 tháng tuổi, gồm Cá Biển Cả, Cá Hồi Bụng Béo, Cá Sông Suối, Gà Cá Dưỡng Nhan, Gà Tí Nị, Tôm Cá Nhất Thể).
Nghe đến đây bạn còn chần chừ gì mà không “tậu” ngay vài hộp cho mèo cưng nhà mình nào!