Dinh dưỡng

MÈO MANG THAI NÊN ĂN GÌ?

MÈO MANG THAI NÊN ĂN GÌ?

Chế độ dinh dưỡng cho mèo mang thai luôn là đề tài được quan tâm, bởi không phải chủ nuôi nào cũng đủ đầy kiến thức để hỗ trợ, chăm sóc mèo mẹ đang trong thai kỳ. Với kinh nghiệm của một người chủ, người bạn đồng hành đã giúp mèo trải qua nhiều ca “vượt cạn” thành công, Pet Choy thương mời bạn xem qua bài viết này. Chúng mình sẽ gửi đến bạn một số thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn cho mèo mẹ đang mang thai.

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho mèo mang thai 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến thai kỳ của mèo, tối ưu quá trình sinh sản, giúp mèo mẹ đủ sức khỏe để vượt cạn thành công. Tương tự ở chó, các giai đoạn sinh sản của mèo bao gồm động dục , mang thai, cho con bú và cai sữa. Mỗi giai đoạn sẽ cần sự quan tâm khác nhau về chế độ dinh dưỡng để bảo vệ cả mèo mẹ lẫn mèo con. 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho mèo mang thai 

Mèo thường mang thai từ 63-65 ngày, thời kỳ mang thai được chia thành các tam cá nguyệt. Mèo mẹ khỏe mạnh, được ăn uống đầy đủ sẽ tăng cân đều đặn trong suốt thai kỳ. Sự tăng cân này có chức năng dự trữ năng lượng để hỗ trợ quá trình tiết sữa trong giai đoạn tới. Nếu bạn cho mèo ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì vào cuối thai kỳ, dẫn đến chuyển dạ khó. Ngược lại, cho ăn ít trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến mất phôi, bào thai phát triển bất thường, sảy thai tự nhiên hoặc thai chết lưu, nếu may mắn ra đời thì mèo con cũng nhẹ cân, hay ốm vặt, tuổi thọ không cao. 

2. Chế độ dinh dưỡng cho mèo mang thai 

Trong suốt quá trình mang thai, mèo mẹ không chỉ ăn cho bản thân mà còn ăn để cung cấp dinh dưỡng nuôi những bào thai nhỏ bé trong bụng. Chủ nuôi nên xây dựng chế độ ăn uống giàu chất béo, protein để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mèo mẹ. Cụ thể có thể kể đến một số thực phẩm như thịt, gan động vật, cá, sữa,... Không chỉ cung cấp protein, chất béo, những loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi như canxi, photpho,... Hiện nay có hai loại thực phẩm phổ biến dành cho mèo là thức ăn khô và thức ăn ướt. 

Chế độ dinh dưỡng cho mèo mẹ mang thai 

2.1. Thức ăn khô 

Thức ăn khô được chế biến dưới dạng hạt, bánh quy có độ ẩm rơi vào khoảng 8-10%). Trước khi được bày bán, thực phẩm này phải trải qua quá trình đun ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Nguyên liệu chính làm nên loại thức ăn này bao gồm: các loại ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm từ gia cầm, gia súc,... Cách bảo quản thức ăn khô vô cùng đơn giản, chủ nuôi có thể đựng trong hộp hoặc túi zip khóa kỹ. Chủ nuôi nên chuẩn bị sẵn vài túi thức ăn khô để mèo mẹ có thể nhâm nhi trong suốt thai kỳ nhé. 

2.2. Thức ăn ướt

Thức ăn ướt là hỗn hợp các thành phần khác nhau như thịt bò, thịt lợn, rau củ quả, các loại hạt ngũ cốc,... lượng nước có trong loại thực phẩm này dao động khoảng 35-60%. So với thức ăn khô, thức ăn ướt “được lòng” vật nuôi hơn bởi kết cấu món ăn có độ ẩm nhất định, dễ nhai nuốt và tiêu hoá, hơn nữa mùi vị thơm ngon cũng kích vị giác của mèo mẹ, thúc đẩy chúng ăn nhiều hơn. Trong những sản phẩm thức ăn ướt thì pate tươi được đánh giá là phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của mèo mẹ. Nhắc đến pate tươi thơm ngon, hấp dẫn thì không thể không nhắc đến dòng pate tươi Tasty (dành cho mèo trên 12 tháng) của Pet Choy. Sản phẩm được nhiều chủ nuôi lựa chọn vì hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, được các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ thú y dày dặn kinh nghiệm kiểm định. Tasty hiện nay có đến 5 hương vị khác nhau để mèo mẹ nhà bạn tha hồ trải nghiệm và thay đổi khẩu vị cho đỡ ngán mà vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng: Bò Vô Miệng, Búp-phê Hải Sản, Gà Cá Hợp Lực, Cá Ngừ Đại Ca, Gà Vỗ Béo. Các bạn có thể nhấp vào ĐÂY để xem thành phần dinh dưỡng cụ thể cho từng món để dễ dàng lựa chọn bữa ăn tươi cho mèo cưng nhà mình nhé!


Ngoài chuyện lựa chọn thức ăn phù hợp thì chủ nuôi cũng nên lưu ý đa số mèo mẹ khi mang thai thường ăn nhiều gấp đôi ngày thường, nhất là vào những tuần cuối thai kỳ. Lúc này, trọng lượng cơ thể của mèo mẹ sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí là 40 - 50%, điều này hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, nếu mèo mẹ có dấu hiệu bỏ ăn, sụt cân thì bạn hãy đưa chúng đến trạm thú y thăm khám, bởi đây là một trong những dấu hiệu bất ổn của thai kỳ. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng mèo mẹ tăng cân mất kiểm soát, chủ nuôi nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày. 


Với những chia sẻ trên đây, Pet Choy mong rằng chủ nuôi đã có thêm kiến thức bổ ích để hỗ trợ quá trình mang thai cũng như sinh nở của mèo cưng. Chúc cho mèo mẹ nhà bạn có thai kỳ khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông” nhé! 
 

article