Nuôi chó mèo tưởng dễ mà lại… khó không tưởng, đặc biệt là trong chuyện ăn uống, bởi lẽ hệ tiêu hóa của chó mèo không giống với loài người chúng ta, nếu không cẩn thận thì vật nuôi rất dễ nhiễm bệnh đó ạ. Nhằm hỗ trợ chủ nuôi có thêm nhiều thông tin trong quá trình xây dựng khẩu phần hợp lý cho chó mèo nhà mình, Pet Choy mời bạn tham khảo ngay 4 điều nên biết về thức ăn và dinh dưỡng cho thú cưng dưới đây. Cùng đọc thôi bạn ơi!
Điều thứ nhất: Chó mèo không nên ăn thức ăn của nhau
Nhiều người lầm tưởng thức ăn chế biến sẵn hoặc tự chế biến đều đáp ứng được nhu cầu của cả chó lẫn mèo. Thế nhưng đây là quan điểm sai lầm bởi các loại thức ăn thường được biến tấu tùy theo thể trạng và sức khỏe của từng loài vật. Cụ thể, mèo là động vật ăn thịt nên có nhu cầu về protein, chất béo, taurine cao hơn chó. Do vậy, chủ nuôi cho chó ăn thức ăn của mèo thì sẽ tăng nguy cơ béo phì, viêm tụy. Ngược lại, mèo dùng thức ăn của chó sẽ đối mặt với tình trạng tăng cân mất kiểm soát do dư thừa carbohydrate và thiếu hụt axit amin quan trọng như taurine.
Tóm lại, chủ nuôi nên cho mèo và chó dùng riêng những loại thực phẩm khác nhau. Nếu bạn là người bận rộn, không có nhiều thời gian chuẩn bị thì có thể “tậu” một số dòng pate tươi chuyên biệt được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu của chó, mèo. Dưới đây là gợi ý của Pet Choy, mời bạn tham khảo:
Pate tươi dành cho mèo: Dòng Tasty dành cho mèo trên 3 tháng tuổi (bao gồm Bò Vô Miệng, Búp-phê Hải Sản, Cá Ngừ Đại Ca, Gà Cá Hợp Lực, Gà Vỗ Béo, Heo Lăn Xả). Dòng Protector dành cho mèo dưới 3 tháng tuổi (bao gồm Cá Biển Cả, Cá Hồi Bụng Béo, Cá Sông Suối, Gà Cá Dưỡng Nhan, Gà Tí Nị, Tôm Cá Nhất Thể, Cá Mòi Mũm Mĩm và Cá Thu Nhật Bổn).
Pate tươi dành cho chó: Dòng Tasty dành cho chó trên 3 tháng tuổi (bao gồm Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội). Dòng Protector dành cho chó dưới 3 tháng tuổi (bao gồm Bò Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng).
Điều thứ nhất: Chó mèo không nên ăn thức ăn của nhau
Điều thứ hai: Thay đổi thực phẩm cho vật nuôi theo chu kỳ
Việc chủ nuôi cho chó, mèo ăn cùng một loại thực phẩm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sẽ dễ phát triển thành dị ứng, thú cưng sẽ nhạy cảm với thành phần có trong thức ăn hơn. Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng cảnh báo cho chó, mèo ăn mãi một loại thức ăn sẽ dẫn đến bệnh viêm ruột. Do đó, chủ nuôi cần đa dạng thực đơn ăn uống của mèo, cân bằng các nhóm chất (đạm, béo, vitamin, khoáng chất), tránh tình trạng thiếu chất này, hụt chất kia. Đồng thời, chủ nuôi cũng đừng quên bổ sung cho chó mèo những loại thực phẩm chứa nhiều axit béo thiết yếu, tiêu biểu nhất là dầu cá để lông, da thú cưng thêm khỏe mạnh.
Điều thứ ba: Không cho mèo ăn thịt sống
Hệ tiêu hóa của chó mèo rất khác so với người, cụ thể hệ tiêu hóa của người dao động khoảng 25 đến 28 feet với nồng độ axit trong dạ dày từ 1,5 đến 2,5. Trong khi chó và mèo có hệ tiêu hóa ngắn hơn nhiều, trung bình khoảng từ 10 đến 13 feet với độ axit ít hơn 1.
Điều này đồng nghĩa thức ăn thô di chuyển qua dạ dày của thú cưng trong thời gian chưa đến một nửa so với thời gian di chuyển qua hệ tiêu hóa của con người, vì vậy thực phẩm sẽ không được đảo trộn, nghiền nhuyễn kỹ lưỡng, đặc biệt là thịt sống. Chưa kể nồng độ axit thấp cũng không “tiêu diệt” hoàn toàn vi khuẩn có hại, nếu không cẩn thận “những kẻ xâm nhập” này còn tấn công hệ miễn dịch và đi vào máu của vật nuôi.
Điều thứ ba: Không cho mèo ăn thịt sống
Từ những phân tích trên, bạn có thể nhận định thịt sống hoàn toàn không có ích cho cơ thể vật nuôi, thậm chí còn tạo điều kiện cho những hại khuẩn trú ngụ như như salmonella và e.coli. Tốt nhất, bạn nên chế biến thịt sống bằng cách nấu lên rồi nghiền nhuyễn trước khi cho vật cưng thưởng thức để hạn chế tối đa các bệnh về hệ tiêu hóa.
Điều thứ tư: Ưu tiên protein động vật thay vì thực vật
Hiện nay trên thị trường có không ít những cơ sở sản xuất thức ăn vật nuôi kém chất lượng, “độn” protein từ đậu nành và ngô. Thật không may, chó mèo không thể tiêu hóa và đồng hóa các dạng vitamin này. Chế độ ăn giàu protein thực vật có thể tạo áp lực lên vật cưng vì cấu trúc hệ tiêu hóa của chúng không được thiết kế để xử lý các thành phần đó. Khi cố gắng hấp thụ protein từ những nguồn này, các cơ quan nội tạng của chó mèo sẽ phải “nâng cao công suất”, cố gắng tiêu hóa dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Vì thế, tốt nhất chủ nuôi nên chọn mua những loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và bảng thành phần rõ ràng. Bạn cũng cần “chọn mặt gửi vàng” những thực phẩm chế biến sẵn được bác sĩ thú y khuyên dùng cho chó mèo hoặc được đội ngũ bác sĩ trực tiếp tính toán khẩu phần. Hiện nay, pate tươi Pet Choy nhận được sự ủng hộ của rất nhiều cô mèo, chú chó trên toàn quốc bởi mùi vị thơm ngon, bắt miệng và cực kì an toàn. Nếu đang phân vân lựa chọn thương hiệu pate tươi uy tín cho chó mèo nhà mình thì chủ nuôi đừng bỏ qua pate tươi Pet Choy nhé!
Điều thứ tư: Ưu tiên protein động vật thay vì thực vật
Trên đây là 4 điều cần biết về thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho chó mèo, Pet Choy hy vọng chủ nuôi sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc thú cưng của mình. Nếu bạn còn biết thêm nhiều điều thú vị về cách xây dựng khẩu phần ăn cho chó mèo thì đừng quên để lại bình luận để trao đổi cùng Pet Choy nhé.