Phối giống cận huyết ở chó có lợi hay có hại là câu hỏi mà nhiều chủ nuôi băn khoăn, sợ làm sai cách hay chưa có nhiều kiến thức chuẩn sẽ làm hại đến chó cưng. Thấu hiểu nỗi lòng đó, chúng mình đã cặm cụi thu thập thông tin cũng như hệ thống lại sao cho dễ hiểu nhất để bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Nếu quan tâm và muốn tìm kiếm lời giải đáp chính xác thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Góc giải đáp: Phối giống cận huyết có lợi hay có hại?
Giao phối cận huyết là sự giao phối của những con chó có quan hệ họ hàng gần nhau, ví dụ như giao phối chó mẹ/chó con (giống đực), chó cha/chó con (giống cái) và giữa những con có quan hệ anh em huyết thống. Đối với các nhà lai tạo, đó là một cách hữu ích để “sửa chữa” đặc điểm trong một giống. Thực chất mục đích của phối giống cận huyết là mong muốn lai tạo ra nhiều chú chó con giống với ba mẹ chúng bởi có những giống chó quá đẹp và nhận được nhiều sự yêu thích hay cần những gen di truyền tốt như bộ lông mượt, đặc tính lanh lợi, mắt to tròn,...
Tuy nhiên, giao phối cận huyết có những nguy cơ tiềm ẩn như nguồn gen hạn chế bởi tiếp tục giao phối cận huyết có nghĩa là các gen lặn sẽ trở nên phổ biến và suy giảm các gen trội, tạo ra những chú chó con có sức khỏe kém, dị tật và gặp các vấn đề về thần kinh. Nếu chủ nuôi là người yêu thương động vật thì hãy suy nghĩ thật kĩ về phương pháp này nhé.
Góc giải đáp: Phối giống cận huyết có lợi hay có hại?
Chưa kể, người phối giống chó cận huyết phải là những người có kinh nghiệm, biết được gia phả 3 đời của giống chó chuẩn bị phối có bệnh gì hay không, tỉ lệ thành công và rủi ro như thế nào. Do đó, chi phí thực hiện rất tốn kém mà cũng không đảm bảo thành công ngay trong lần giao phối đầu tiên, giả sử có thành công thì cũng cần quá trình sàng lọc về sau. Họ phải hiểu rõ gia phả ít nhất 3 đời xem có những bệnh gì? Những gen trội thường có trong cái giống đó là gì? Để biết rủi ro và thành công của mình sẽ cao bao nhiêu.
2. Hai hình thức phối giống cận huyết phổ biến ở chó
2.1. Hiện tượng phối giống cận huyết ngoài tự nhiên
Giao phối cận huyết cũng thường xuất hiện trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những chú chó dù sống ở những khu vực khác nhau thì về mặt di truyền cũng rất giống nhau. Do môi trường sống tự nhiên ngày càng bị tàn phá nên số lượng chó cũng sụt giảm nhiều khiến chúng phải giao phối cận huyết với nhau để duy trì nòi giống. Chính việc này đã dẫn đến sự thiếu đa dạng di truyền khiến hệ miễn dịch của chúng suy yếu, không chống chịu nổi trước sự tấn công của nhiều loại vi rút. Giao phối cận huyết còn ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản khi cho ra đời những lứa có kích thước nhỏ, dễ tử vong. Một số nhà khoa học hy vọng rằng họ có thể phát triển nguồn gen đa dạng hơn bằng cách đưa những chú chó từ khu vực khác vào môi trường tự nhiên.
2.2. Phối giống cận huyết bằng phương pháp nhân tạo
Những chú chó được con người nuôi nấng sẽ không trải qua quá trình đào thải của thiên nhiên, chỉ phối theo lựa chọn và ý thích của con người nên phương pháp này luôn tồn tại những nguy hiểm, cụ thể một số giống chó do đột biến tự phát đã gặp phải nhiều vấn đề như chó Bull, bệnh loạn sản xương hông và chứng loạn sản ở chó chăn cừu Đức và bệnh lệch xương bánh chè phổ biến hơn ở một số giống chó khác. Do vậy bạn nên quan tâm nhiều đến sức khỏe và tâm lý của chó cưng trước khi phối giống.
Phối giống cận huyết bằng phương pháp nhân tạo
Trong quá khứ một số giống chó được lai từ các giống khác nhau để cải thiện chủng loại, nhưng ngày nay người ta chú trọng đến việc giữ gìn sự thuần chủng của giống và tránh lai tạp. Những người lai giống chó quý hiếm phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi họ cố gắng cân bằng độ thuần chủng với nguy cơ không phù hợp di truyền. Ngoài ra người lai tạo cũng cần lưu ý các thế hệ con cháu kế tiếp phải được lai với tổ tiên thuần chủng trong sáu đến tám thế hệ.
3. Kết luận
Từ những dữ liệu trên bạn có thể kết luận giao phối cận huyết là con dao hai lưỡi. Một mặt, hình thức giao phối này sẽ giúp chó cưng có thể sửa chữa gen và cải thiện ngoại hình để tạo ra những lứa con chất lượng, sở hữu những nét ưu việt. Mặt khác, giao phối cận huyết quá mức có thể hạn chế nguồn gen khiến lứa con sau dễ bị bệnh, yếu ớt, thậm chí chết non do có quan hệ họ hàng gần với nhau. Người phối giống cần có chuyên môn và trách nhiệm cân bằng việc giao phối cận huyết, loại bỏ những tác nhân gây hại, ảnh hưởng đến chất lượng lứa chó con sau này.
Giao phối cận huyết là con dao hai lưỡi
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho chủ nuôi câu hỏi nên phối giống cận huyết cho chó hay không và những kiến thức liên quan về hai hình thức phối giống là tự nhiên và nhân tạo. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích, bạn đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Pet Choy nhé!