Sức khỏe

4 dấu hiệu mèo bị tắc búi lông, mèo nôn ra búi lông

4 dấu hiệu mèo bị tắc búi lông, mèo nôn ra búi lông

Mèo là loài động vật có thói quen làm sạch bằng cách liếm láp cơ thể, tuy nhiên thói quen này có thể sẽ dẫn đến những kết quả không mong muốn, điển hình như bệnh tắc búi lông. Đối với các giống mèo sở hữu bộ lông dài, tình trạng này càng phổ biến hơn. Vậy tình trạng này là do đâu và làm thế nào để xử lý búi lông mèo hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này cùng với Pet Choy ngay bạn nhé!

1. NGUYÊN NHÂN MÈO BỊ TẮC BÚI LÔNG

Các búi lông thường được tạo thành từ những sợi lông mà mèo vô tình nuốt phải trong quá trình liếm láp cơ thể. Khi mèo bị mèo nuốt vào, một phần lông mèo sẽ dễ dàng đi qua hệ tiêu hóa và không để lại biến chứng. 

Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số sợi còn sót lại và không được đào thải ra ngoài, gây ra hiện tượng tắc búi lông, cản trở tiêu hóa, lâu ngày sẽ khiến mèo nôn ra búi lông này, hoặc mang lại cảm giác khó chịu. Tình trạng tắc búi lông này thường sẽ xảy ra với các giống mèo lông dài hoặc rụng lông nhiều. Chủ nuôi cũng nên lưu ý, đối với những bé mèo có các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và ung thư cũng thường mắc chứng tắc búi lông. 

2. 4 DẤU HIỆU CHO THẤY MÈO BỊ TẮC BÚI LÔNG

Mèo bị tắc búi lông nhìn chung không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe thú cưng. Vì vậy, chủ nuôi cũng nên nhận biết một vài dấu hiệu khi mèo bị tắc búi lông để xử lý kịp thời như:

4 dấi hiệu cho thấy mèo bị tắc búi lông

4 dấu hiệu cho thấy mèo bị tắc búi lông

2.1. Nôn mửa

Nôn mửa là dấu hiệu phổ biến nhất khi mèo bị tắc búi lông. Lúc này, mèo có thể sẽ nôn các các nhúm lông cùng với thức ăn trộn lẫn trong đó. Tuy nhiên, việc nôn búi lông đôi khi không được thuận lợi, khiến mèo cưng phải sử dụng nhiều sức lực để ho và khạc liên tục để tống khứ các sợi lông bị kẹt trong dạ dày hoặc ruột ra bên ngoài. Việc nôn mửa này cũng có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, chủ nuôi cần lưu ý để kiểm soát tình trạng của mèo cưng. 

2.2. Chán ăn

Do các búi lông trong dạ dày hoặc đường ruột ảnh hưởng nên mèo yêu có thể sẽ cảm thấy chán ăn dẫn đến việc bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Ngoài ra, mèo cưng cũng có vài biểu hiện như đẩy bát thức ăn ra xa, lắc đầu nguầy nguậy khi chủ nuôi mang thức ăn đến,... 

2.3. Lười vận động

Khi bị tắc búi lông, cơ thể thú cưng sẽ trở nên mệt mỏi, lờ đờ. Do đó, khi bị tắc búi lông mèo có thể sẽ dành phần lớn thời gian để nằm im một chỗ đấy ạ!

2.4. Khó khăn trong việc đi vệ sinh

Các búi lông có thể sẽ gây cản trở đường tiêu hóa hoặc làm tắc nghẽn đường ruột, đường tiết niệu khiến phân và nước tiểu khó di chuyển ra bên ngoài. Điều này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe cho thú cưng như táo bón, tiểu ít hơn bình thường…

3. CÁCH XỬ LÝ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH TẮC BÚI LÔNG Ở MÈO

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp cụ thể để xử lý triệt để tình trạng mèo bị tắc búi lông. Nhưng dưới đây Pet Choy sẽ gợi ý cho bạn một vài cách để giảm bớt tính trạng tắc búi lông cũng như cách để phòng ngừa tình trạng này nhé, cụ thể như:

3.1. Cho mèo dùng thực phẩm chuyên dụng 

Hiện nay, có rất nhiều loại thức ăn chuyên dụng dành cho mèo bị tắc búi lông. Các loại thực phẩm này thường sẽ được canh chỉnh lượng dưỡng chất vừa đủ giúp loại bỏ các sợi lông thừa trong bụng mèo, giúp hệ tiêu hóa mèo yêu khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trong các bữa ăn chủ nuôi cũng nên xen kẽ bổ sung cho thú cưng các loại thức ăn tươi sống đã được chế biến kĩ lưỡng kèm theo các loại thực phẩm giàu chất xơ nhằm giúp mèo tiêu hóa và bài tiết tốt hơn chủ nuôi nhé!

Hiện tại, Pet Choy đã thiết kế 2 dòng sản phẩm chuyên biệt cho mèo cưng: Protector (cho chó dưới 3 tháng tuổi): Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội. Tasty (cho chó trên 3 tháng tuổi): Bò Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng. Chủ nuôi có thể tham khảo và lựa chọn cho mèo yêu nhà mình. 3.2. Giúp mèo nôn búi lông ra ngoài

Khi nhận thấy các dấu hiệu mèo bị tắc búi lông chủ nuôi nên thử sử dụng bơ, dầu ô liu, cỏ mèo, hoặc cho chúng uống nước ấm và nhẹ nhàng vuốt từ cổ họng xuống bụng mèo để giúp chúng nôn lông ra ngoài bạn nha!

Cách xử lý và phòng ngừa bệnh tắc búi lông ở mèo

Cách xử lý và phòng ngừa bệnh tắc búi lông ở mèo

3.3. Vệ sinh cơ thể mèo cẩn thận 

  • Thường xuyên chải lông cho mèo: Chăm sóc, chải chuốt lông mèo thường xuyên sẽ giúp loại bỏ lớp lông rụng, giảm lượng lông mèo có thể nuốt vào khi mèo cưng liếm láp đấy ạ!

  • Sử dụng các sản phẩm tấm rửa chuyên dụng: Sử dụng các sản phẩm phù hợp sẽ giúp lông mèo đỡ rụng cũng như mềm mượt hơn. 

  • Cắt tỉa lông: Cắt tỉa lông thường xuyên sẽ làm lông mèo giảm thiểu tình trạng rơi rụng quá nhiều. Ngoài việc cải thiện tình trạng tắc búi lông, cắt tỉa lông cũng không những giúp chủ nuôi dễ dàng kiểm tra tình trạng da mèo cưng có xuất hiện các dấu hiệu khác thường nào không mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ nữa. 

3.4. Đưa mèo cưng đến gặp bác sĩ thú y 

Đối với các tình trạng nghiêm trọng như mèo ói mửa liên tục, mệt mỏi, lờ đờ… Chủ nuôi nên đưa mèo cưng thăm khám ở các cơ sở thú ý để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng cơ thể mèo cưng nhé!

Qua bài viết này, bạn và Pet Choy đã cùng tìm hiểu các dấu hiệu khi mèo bị tắc búi lông cũng như điểm qua các cách xử lý và phòng ngừa tình trạng này như thế nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác đừng ngần ngại mà hãy để lại lời nhắn cho chúng mình bạn nha! Pet Choy chúc bạn và thú cưng luôn khỏe mạnh và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!

article