Nấm da là bệnh lý phổ biến ở chó khiến chủ nuôi hết sức đau đầu, trường hợp này thường gặp ở các giống chó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Là một người nuôi thú cưng, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi thú cưng của mình mắc phải loại bệnh này, vì nó mang đến khá nhiều rắc rối cho cả chó cưng lẫn chủ nhân. Chính vì vậy, hãy cùng Pet Choy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về tình trạng nấm da ở chó và từ đó có phương pháp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng này ở thú cưng tốt hơn bạn nhé!
1. NẤM DA LÀ GÌ?
Nấm da là một loại bệnh phổ biến do các loại nấm khác nhau gây ra, thường gặp nhất là nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Sợi nấm sẽ xâm nhập và tấn công vào các lỗ chân lông và lông chó gây ra các triệu chứng như nấm da, nấm tai, vảy gàu và nấm đồng xu, những nơi bị nhiễm nấm có thể dẫn sẽ dẫn đến tình trạng rụng lông. Bệnh có thể lây truyền từ con vật này sang con vật khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bào tử nấm.
2. NGUYÊN NHÂN CHÓ BỊ NẤM DA
Nấm da là một tình trạng phổ biến ở thú cưng, vì thế hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nó và có các biện pháp để chữa trị và phòng ngừa, cụ thể như sau:
1 - Tiếp xúc với nguồn lây: Tiếp xúc với chó mèo bị nấm là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến thú cưng của bạn mắc phải loại bệnh này. Nấm có thể lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các vật dụng như đồ chơi, bàn chải lông, bát ăn…
2 - Hệ miễn dịch yếu: Đối với các chú chó có hệ thống miễn dịch yếu, các loại nấm sẽ dễ dàng tấn công hơn. Đặc biệt ở các chú chó già, chó con, chó suy dinh dưỡng…
3 - Vấn đề vệ sinh: Việc lông chó không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến da chó bị ẩm và tích tụ bụi bẩn, điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các loại vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh mẽ.
4 - Tắm không đúng cách: Tắm cho chó với mức độ quá thường xuyên và dày đặc sẽ loại bỏ các chất nhờn tự nhiên trên da, khiến da mất cân bằng độ pH dẫn đến da chó cưng bị khô, và xuất hiện vảy gàu. Vì thế tắm chó 1 lần 1 tuần là tần suất lý tưởng nhất đấy ạ!
Tổng hợp nguyên nhân chó bị nấm da, vảy gàu đồng xu
3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHÓ BỊ NẤM DA
Nấm thường xuất hiện trên da, lông, vành tai, kẽ chân và móng của chó. Biểu hiện của bệnh có thể sẽ có các dấu hiệu khác nhau tùy vào mức độ nặng nhẹ. Để giúp bạn phát hiện sớm và điều trị cho chó cưng, dưới đây Pet Choy sẽ liệt kê một vài biểu hiện phổ biến khi gặp phải loại bệnh này bạn nhé!
1 - Rụng lông: Khi bị nấm, lông trên cơ thể chó cưng sẽ bắt đầu rụng nhiều hơn bình thường, tình trạng lông sẽ trở nên xơ xác không được mềm mượt như trước.
2 - Mẩn đỏ và ngứa ngáy: Khi bị nấm cơ thể chó sẽ xuất hiện các đốm mẩn đỏ, khiến chúng ngứa ngáy, khó chịu.
3 - Xuất hiện mụn mủ: Ngoài các nốt mụn đỏ, nhiều trường hợp sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ ở bụng dưới và 2 bên chân sau nữa đấy!
4 - Xuất hiện mùi hôi: Ở các vùng da bị nấm có thể sẽ có mùi hôi gây khó chịu.
5 - Gãi liên tục: Khi bị nấm, chó cưng sẽ ngứa ngáy khó chịu ở vùng xuất hiện vết nấm. Vì thế, chúng sẽ liên tục gãi hoặc cắn vào những vết ngứa trên cơ thể. Điều này có thể sẽ làm cho vùng da của chó cưng bị tổn thương và nếu nặng hơn rất có thể sẽ dẫn đến việc viêm nhiễm.
4. CÁCH ĐIỀU TRỊ CHÓ BỊ NẤM DA
Khi chó bị nấm, chủ nuôi cũng có thể mang chúng đến các cơ sở thú y để điều trị, nhưng chủ nuôi cũng nên lưu ý về việc tiêm thuốc trị nấm, vì tiêm thuốc có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của thú cưng. Vì thế bạn có thể tham khảo một trong các cách chữa trị như sau:
4.1. Cho chó cưng sử dụng thuốc
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại thuốc điều trị nấm ở các dạng khác nhau như: dạng uống (Itraconazole, Ketoconazole, Fluconazole…); dạng thoa (Clotrimazole, Miconazole, Terbinafine, Nizoral, Fungikur…). Ngoài ra, còn có các loại thuốc hỗ trợ khác như: thuốc giảm ngứa, thuốc chống viêm…Việc sử dụng thuốc để điều trị nấm cho chó cưng cần phải được tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nấm và sức khỏe của thú cưng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
4.2. Tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên
Ngoài các loại thuốc đặc trị cho nấm, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: vỏ và lá cây xà cừ; lá cây bàng; lá trầu không; lá neem…để chữa trị nấm cho thú cưng nữa đấy!
Hướng dẫn điều trị cho chó bị nấm da, vảy gàu đồng xu
4.3. Sử dụng nước muối loãng & Tắm rửa sạch sẽ cho chó
Chủ nuôi cũng có thể pha loãng dung dịch nước muối với nước sau đó sử dụng dung dịch này để rửa vết nấm cho thú cưng. Bên cạnh đó, chủ nuôi cũng cần tắm rửa sạch sẽ cho chó cưng. Lưu ý khi chó bị nấm, bạn nên sử dụng các loại sữa tắm trị nấm cho chó theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé!
5. LƯU Ý PHÒNG BỆNH NẤM DA Ở CHÓ
Ở phần cuối của bài viết, Pet Choy sẽ mách bạn một số lưu ý để phòng ngừa nấm da ở chó cũng như tránh để tình trạng này tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng như sau:
5.1. Tiêm ngừa đầy đủ
Tiêm ngừa đúng và đủ các loại vắc xin cần thiết cho thú cưng sẽ giúp hệ thống miễn dịch của chúng được tăng cường. Ngoài phòng ngừa các căn bệnh nấm ngứa, còn có thể phòng ngừa được các căn bệnh khác. Vì thế chủ nuôi nên hết sức lưu ý về vấn đề tiêm ngừa của thú cưng nhé!
5.2. Vệ sinh môi trường sống
Khi nuôi bất cứ loài động vật nào, việc quan trọng tiên quyết là phải luôn giữ cho môi trường sống của chúng luôn sạch sẽ vì vi khuẩn có thể tạo ổ ở đây nếu không được dọn dẹp sạch sẽ. Chính vì vậy, các chủ nuôi nên thường xuyên dọn dẹp và giữ cho chuồng trại của thú cưng luôn trong tình trạng sạch sẽ, thoáng mát nhé!
Lưu ý phòng bệnh nấm da, vảy gàu đồng xu ở chó cưng
5.3. Một số lưu ý khác khi ngừa nấm da ở chó
1 - Tắm nắng cho chó cưng: Thường xuyên cho chó tắm nắng vào buổi sáng cũng sẽ giúp chó cưng giảm thiểu tình trạng bị nấm trên cơ thể đấy ạ!
2 - Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Chủ nuôi cũng nên chú ý cung cấp cho chó cưng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn như vitamin và khoáng chất cần thiết… để tăng sức đề kháng của chúng. Hiện tại, chúng mình đang cung cấp 2 dòng pate tươi chuyên biệt dành cho chó yêu: Protector (cho chó dưới 3 tháng tuổi): Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội; Tasty (cho chó trên 3 tháng tuổi): Bò Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng.
3 - Cắt tỉa lông: Định kỳ bạn cũng nên cắt tỉa lông cho chó cưng, tránh cho lông của chúng quá dày và dài, điều này cũng sẽ tạo điều kiện để nấm mốc phát triển đấy ạ!
Qua bài viết này, Pet Choy đã giải đáp giúp bạn một số thắc mắc có liên quan đến bệnh nấm ở chó. Pet Choy chúc bạn và chó cưng luôn khỏe mạnh. Cuối cũng, cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Pet Choy trong bài viết này và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp sau!