Nhiệt độ ngày càng tăng cao qua từng năm và đặc biệt là vào các tháng thời tiết hanh khô, oi bức là nguyên nhân dẫn khiến cơ thể thú cưng không thể giải phóng nhiệt lượng nhanh chóng, dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Trong khi đó, không phải ai cũng biết cách sơ cứu thú cưng kịp thời và đúng cách khi xảy ra hiện tượng trên. Vì thế, để tránh không để chó cưng rơi vào tình trạng nguy hiểm khi không được cứu chữa kịp thời, chủ nuôi hãy theo chân Pet Choy tìm hiểu bài viết hôm nay nhé!
1. NGUYÊN NHÂN CHÓ BỊ SỐC NHIỆT
Sốc nhiệt là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý của chó cưng. Để phòng ngừa và điều trị tình trạng này hiệu quả, trước tiên Pet Choy sẽ liệt kê một vài nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt, cụ thể như:
Vận động dưới trời nắng quá lâu: Khi vận động, nhất là khi chó vận động quá sức dưới trời nắng, cơ thể của chúng sẽ sản sinh một nhiệt lượng lớn làm tăng thân nhiệt dẫn đến tình trạng sốc nhiệt.
Thời tiết thay đổi đột ngột: Khi đang trong một điều kiện môi trường mát mẻ (như phòng máy lạnh…) và di chuyển sang môi trường nóng oi bức bên ngoài một cách đột ngột, cơ thể của chúng lúc này không thể điều chỉnh được thân nhiệt hiệu quả cũng sẽ dẫn đến sốc nhiệt đấy ạ!
Bị nhốt trong không gian kín: Đây cũng là một trong các nguyên phổ biến khiến chó bị sốc nhiệt chủ nuôi, cụ thể nếu chó cưng bị nhốt trong lồng, chuồng trại hoặc căn phòng tối, hẹp quá lâu thì không thể tránh khỏi tình trạng sốc nhiệt.
Do bệnh lý: Ngoài ra, các chú chó già, bệnh hoặc có các bệnh nền khác sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt cao hơn bình thường đó ạ.
2. DẤU HIỆU CHÓ BỊ SỐC NHIỆT
Dưới đây Pet Choy sẽ nêu ra một vài dấu hiệu để nhận biết thú cưng đang bị sốc nhiệt, như sau:
Thở gấp, khò khè, thè lưỡi liên tục
Nước dãi chảy sệt, tim đập nhanh, thở dốc, mệt mỏi
Uống nước nhiều hơn bình thường
Nôn mửa nhiều lần, mệt mỏi không còn sức hoạt động
Đi đứng loạng choạng, mất cân bằng
Lưỡi đỏ tươi màu máu, phần nướu nhạt hơn bình thường
Triệu chứng nặng hơn có thể khiến chó bị co giật và rơi vào hôn mê
3. CÁCH SƠ CỨU KHI CHÓ BỊ SỐC NHIỆT
Khi chó cưng có các dấu hiện nêu ở phần trên thì rất có thể chúng đã rơi vào tình trạng bị sốc nhiệt. Lúc này, điều quan trọng nhất là chủ nuôi cần phải giữ bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu đúng-đủ cho chúng, cụ thể như sau:
Đưa chúng đến nơi mát mẻ và cho uống nước: Đầu tiên, khi thấy chó có dấu hiệu sốc nhiệt, say nắng bạn cần phải đưa chúng đến nơi thoáng mát (bật quạt mát hoặc điều hòa) và cho chúng uống thật nhiều nước. Tuy nhiên, nên để chó cưng tự uống nước, vì lúc này chó cần phải thở gấp liên tục để tản nhiệt trong cơ thể, nếu bạn giúp chúng uống nước rất có thể sẽ khiến chúng bị sặc đấy!
Hạ thân nhiệt cho chó: Chủ nuôi nên dùng bình vòi phun sương hoặc khăn nhúng vào nước mát sau đó lau toàn thân cho thú cưng để làm mát cơ thể chúng. Lưu ý, tuyệt đối không nên dùng nước đá hoặc nước quá lạnh vì có thể làm tình trạng sốc nhiệt trở nặng hơn.
Theo dõi tình trạng: Sau khi thực hiện 2 bước trên, chủ nuôi cần kiểm tra nhịp thở và nhiệt độ cơ thể chó cưng. Nếu qua khoảng 15-30 phút nhưng tình trạng này không thuyên giảm thì nên lập tức đưa chúng đến các cơ sở thú y gần nhất!
Lưu ý quan trọng: Trong khoảng thời gian từ 2-4 tiếng sau khi bị sốc nhiệt, bạn cũng không nên cho thú cưng ăn gì nhé.
Tổng hợp các cách sơ cứu khi chó bị sốc nhiệt
4. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH CHÓ BỊ SỐC NHIỆT
Đặc điểm của khí hậu Việt Nam khá khắc nghiệt, nóng bức quanh năm, đặc biệt là ở khu vực miền Nam. Điều này thực sự khá khó khăn với sức chịu đựng của chó, đặc biệt là các bé có bộ lông dài và rậm rạp. Vì vậy, chủ nuôi nên hết sức cẩn trọng trong vấn đề phòng chống chó bị sốc nhiệt. Dưới đây, Pet Choy sẽ gợi ý giúp bạn một vài cách để phòng tránh tình trạng này như:
Hạn chế cho chó hoạt động ngoài trời: Vào những thời điểm nóng bức như mùa hè, chủ nuôi nên hạn chế cho chúng hoạt động ngoài trời, nhất là vào buổi trưa. Nếu muốn dẫn chó cưng của mình đi dạo thì nên lựa chọn các thời điểm thời tiết thoáng đãng như buổi sáng và buổi chiều tối.
Cung cấp đủ lượng nước cho chó cưng: Luôn đảm bảo có đủ lượng nước để cung cấp cho chó cưng ở chuồng hoặc nơi mà chúng có thể dễ dàng nhìn thấy để tránh tình trạng chúng bị mất nước.
Đảm bảo nơi ở của chúng luôn thoáng mát, rộng rãi: Khi thời tiết nóng bức, bạn nên cho chó cưng vào nhà để tránh tình trạng thời tiết quá oi bức khiến chúng bị sốc nhiệt. Nếu bắt buộc phải cho chúng ở bên ngoài thì chủ nuôi cũng nên lựa chọn một khoảng sân sạch sẽ, thoáng mát, có bóng râm và cung cấp đủ nước uống.
Cắt tỉa lông: Đối với những bé thú cưng sở hữu bộ lông quá dài, chủ nuôi cũng nên định kỳ đưa chúng đến các spa uy tín để cắt tỉa lông gọn gàng và loại bỏ lớp lông chết, dày sừng hoặc nếu khéo tay chủ nuôi cũng có thể tự tay cắt tỉa bộ lông của các bé đấy ạ!
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng sốc nhiệt ở chó và nguyên nhân, dấu hiệu, cách đề phòng tình trạng này. Pet Choy hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để hỗ trợ chó cưng. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan đến chó mèo thì đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Pet Choy.