Bàn chân là là bộ phận quan trọng của chó cưng, giữ vai trò chịu đựng trọng lượng của thể. Bàn chân cún yêu được tạo thành từ da, xương, gân, mô liên kết và mạch máu. Các miếng đệm được tạo thành từ chất béo và sợi đàn hồi, giúp đệm các khớp và xương của chó, bảo vệ các mô bên trong bàn chân và cho phép chúng di chuyển thoải mái. Vì thế việc chăm sóc bàn chân là rất quan trọng. Hôm nay hãy cùng Pet Choy tìm hiểu một vài mẹo nhỏ để chăm sóc bàn chân cho chó yêu của mình bạn nhé!
Mẹo 1: Thường xuyên kiểm tra bàn chân chó
Các vật như sỏi đá, cỏ dại, gai và mảnh thủy tinh có thể mắc bị vào bàn chân chó khi chúng đang nô đùa ngoài trời. Vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra bàn chân của chó cưng, đặc biệt là sau khi cho chúng chơi đùa bên ngoài. Nếu không may chân chúng bị mắc phải thứ gì đó, hãy sử dụng nhíp để nhẹ nhàng loại bỏ các mảnh vụn đó ra khỏi bàn chân vật nuôi bạn nhé!
Mẹo 2: Đừng quên rửa chân cho chó
Tốt hơn hết là chủ nuôi nên lau hoặc rửa bàn chân cho chó cưng ngay khi chúng từ bên ngoài vào nhà. Nếu bàn chân chó chỉ bị bám bụi nhẹ, bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn ướt là có thể lau sạch. Theo đó, chủ nuôi có thể sử dụng khăn ướt dành cho trẻ em hoặc đơn giản là giấy vệ sinh để lau chân cho chó cưng.
Nếu chân chó bị ướt hãy dùng khăn khô lau qua, đừng để quá lâu vì có thể khiến chó bị viêm, nấm da. Trong trường hợp chân chó cưng dính bùn hoặc mảnh vụn mắc kẹt trong móng, bạn cần làm sạch móng chân của chó bằng vòi nước. Ngoài ra, bạn nên sử dụng bình xịt và sữa tắm chuyên dụng để đảm bảo lấy đi hết bẩn bám trên chân chó cưng nhé.
Mẹo 2: Đừng quên rửa chân cho chó
Mẹo 3: Hạn chế để chó liếm chân
Thỉnh thoảng chó sẽ tự liếm chân như một hành động tự chải chuốt cho bản thân. Nhưng nếu việc chó cưng liếm chân xảy ra với tần suất cao thì có thể đó là một vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Một số chú chó khi bị thương ở bộ phận nào khác trên cơ thể chúng thậm chí vẫn sẽ liếm bàn chân của mình như cách bày tỏ sự đau đớn.
Đôi lúc hành động liếm chân này cũng là dấu hiệu chứng tỏ chúng đang cảm thấy lo lắng hoặc gặp vấn đề về tinh thần. Nếu hành động này diễn ra thường xuyên thì sẽ khiến bàn chân chó luôn trong tình trạng ẩm ướt và có thể dẫn đến việc nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men phát triển. Vì vậy, bạn cần hạn chế thói quen này của chó cưng bằng cách “đánh lạc hướng” chúng như quan tâm đến chó cưng, mua thêm đồ chơi, thưởng và khen ngợi khi chúng ngoan ngoãn,...
Mẹo 4: Cắt tỉa móng chân cho chó
Việc để móng quá dài có thể làm chó bị thương và cản trở đi lại, di chuyển. Do vậy, chủ nuôi đừng quên cắt móng chân cho chó định kỳ hằng tháng. Trong quá trình cắt bạn lưu ý cẩn thận, nhẹ tay để không làm trầy xước da của chó cưng nha. Theo đó, bạn có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để thao tác dễ dàng hơn. Đồng thời chủ nuôi nhớ đừng cắt quá sâu vì có thể khiến chó cưng bị chảy máu đó ạ.
Để tìm hiểu thêm về cách cắt tỉa đúng cách cho chó cưng, bạn có thể tham khảo bài viết CÁCH CẮT MÓNG CHÂN CHO CHÓ AN TOÀN TẠI NHÀ
Mẹo 4: Cắt tỉa móng chân cho chó
Mẹo 5: Dưỡng ẩm bàn chân cho chó
Không khí vào mùa đông thường lạnh hơn bình thường, phần da lộ ra trên bàn chân của chó cưng cũng có nguy cơ bị tê cóng. Nếu bạn không bôi kem dưỡng ẩm vào những ngày này thì bàn chân của chó cưng sẽ bị khô, thậm chí nứt nẻ, chảy máu. Vì vậy đừng quên tìm hiểu những loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng dành riêng cho chó và chọn mua sản phẩm uy tín để bàn chân của chó không còn thô ráp vào những ngày thời tiết trở lạnh nhé. Ngoài ra, bạn chú ý tránh để chó liếm bàn chân của chúng thường xuyên vì các chất có trong kem dưỡng ẩm không tốt cho cơ thể chó cưng đâu!
Mẹo 6: Tránh cho chó đi dạo vào ngày nắng nóng
Vỉa hè và nhựa đường vào mùa hè thường rất nóng, có thể gây nguy hiểm cho bàn chân của chó cưng. Tốt nhất bạn cần tránh dắt chó đi dạo vào lúc thời tiết đang quá nóng, thay vào đó hãy cố gắng sắp xếp thời gian dắt chó đi dạo vào buổi sáng hoặc buổi tối khi trời bắt đầu mát hơn. Nếu có thể, bạn hãy dắt chó đi dạo trên cỏ và tránh đi trên đường nhựa khi trời quá nóng nhé. Nếu bàn chân chó cưng bị bỏng, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Trước đó, chủ nuôi có thể sơ cứu bằng cách làm mát bàn chân cho chúng dưới vòi nước và băng lại vết bỏng.
Mẹo 7: Kiểm tra khu vực sinh sống thường xuyên
Để hạn chế việc bàn chân của chó cưng bị thương, hãy luôn kiểm tra các khu vực mà chó của bạn hay vui đùa và đi lại để đảm bảo rằng những nơi này an toàn và không có mảnh vụn gây nguy hiểm nào. Khi dắt chó đi dạo, cũng tương tự như vậy, hãy luôn quan sát đường đi thật kỹ: tránh kính vỡ, mảnh kim loại và các mối nguy hiểm khác bạn nha!
Mẹo 7: Kiểm tra khu vực sinh sống thường xuyên
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn phần nào trong việc chăm sóc bàn chân cho chó cưng rồi nè. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách chăm sóc bàn chân cho thú cưng của mình đúng cách hơn. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều bài viết mới thú vị hơn về những thói quen của thú cưng cũng như cách chăm sóc, bạn đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Pet Choy nhé!