Chó bị chướng bụng khiến bạn lo lắng, đứng ngồi không yên! Bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị để chó cưng mau chóng khỏi bệnh, ăn uống bình thường trở lại. Đừng lo lắng quá nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chỉ ra 5 nguyên nhân thường gặp nhất cũng như phương hướng giải quyết. Mời bạn cùng theo dõi.
1. 5 nguyên nhân khiến chó bị chướng bụng
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng chó bị chướng bụng, mời chủ nuôi cùng theo dõi để xác định đúng tình trạng của chó cưng:
1.1. Chó bị rối loạn hệ tiêu hóa
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến chó bị chướng bụng là do chúng ăn phải thức ăn lên men, ôi thiu. Ngoài ra, chó tiếp xúc với những thực phẩm nhiễm khuẩn, đồ sống cũng dễ dẫn đến chứng ngộ độc khiến chúng khó chịu, chướng bụng. Đồng thời, việc chủ nuôi cho chó ăn những thực phẩm kiêng kỵ như cà phê, nho, hành tây, sữa, quả hạch,... cũng là tác nhân làm chó yêu đầy bụng, không thể tiêu hóa thức ăn.
1.2. Chó bị xoắn dạ dày
Một trong những lý do nguy hiểm nhất khiến chó bị chướng bụng là xoắn giãn dạ dày (hay gọi tắt là GDV). Nếu không điều trị kịp thời căn bệnh này sẽ chuyển biến xấu, nghiêm trọng hơn là chó cưng của bạn có thể tử vong sau vài giờ phát bệnh. Biểu hiện thường gặp nhất là dạ dày của chó căng phồng, khó khăn trong việc hô hấp, cản trở quá trình lưu thông máu, không thể tiêu hóa thức ăn dẫn đến chướng bụng, khó tiêu.
Chó bị xoắn dạ dày
1.3. Chó mắc hội chứng Cushing
Khi mắc hội chứng Cushing, chó cưng sẽ gặp tình trạng dư thừa hormone cortisol - hormone ngừa căng thẳng, stress, ức chế hệ miễn dịch và chống dị ứng. Việc quá thừa hormone này sẽ khiến chó cưng (đặc biệt là những chú chó trên 6 tuổi) bị đầy hơi, chướng bụng, khó khăn trong việc tiêu hóa. Những dấu hiệu thường thấy khi chó mắc hội chứng Cushing bao gồm khẩu phần ăn uống tăng bất chợt, đi tiểu nhiều, nhịp tim tăng mạnh và rụng lông.
1.4. Chó bị viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khi dạ dày và thành ruột có dấu hiệu tổn thương, thậm chí bị thủng. Hiện tượng này xảy ra khi chó cưng nuốt phải những vật sắc nhọn như gỗ, xương hoặc hệ tiêu hóa có khối u, viêm loét. Khi đó, chó yêu sẽ bị chướng bụng kèm theo những cơn đau dữ dội, quặn thắt. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để được giải phẩu kịp thời.
Chó bị viêm phúc mạc
1.5. Chó bị cổ trướng
Cổ trướng cũng là một trong những nguyên phổ biến khiến chó bị chướng bụng, dạ dày tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể, cổ trướng là hiện tượng tích tụ chất lỏng trong khoang bụng, lâu ngày dẫn đến sưng tấy, bụng phình to bất thường. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cổ trướng bao gồm suy tim, bệnh gan, bệnh thận, bệnh về đường ruột.
2. Biểu hiện khi chó bị chướng bụng
Dưới đây là một số biểu hiện khi chó bị chướng bụng:
1 - Bụng phình to, không ăn được hoặc ăn vào lập tức nôn ra
2 - Chó chảy nhiều nước dãi, đứng ngồi không yên và thường xuyên rên rỉ
3 - Nằm bất động một chỗ, ít vận động
4 - Chó thường nằm nghiêng một bên chứ không nằm úp xuống sàn do bụng khó chịu
5 - Nghe tiếng bụng sôi ùng ục do không khí tích tụ nhiều trong khoang bụng
3. 3 biện pháp xử lý khi chó bị chướng bụng
Để chấm dứt tình trạng chướng bụng ở chó, mời chủ nuôi cùng tham khảo những biện pháp sau. Cụ thể:
3.1. Đưa chó đến thăm khám tại trạm thú y
Ngay khi phát hiện chó có những biểu hiện đã liệt kê bên trên, bạn không nên tự ý mua thuốc vì nếu chẩn đoán nhầm bệnh sẽ khiến tình trạng của chó cưng trở nặng hơn. Tốt nhất khi phát hiện chó bị chướng bụng, đầy hơi, không thể tiêu hóa thức ăn thì bạn nên đưa chúng đến trạm y tế gần nhất.
Tại đây, bác sĩ thú y, những người có chuyên môn, sẽ đưa ra được phương hướng điều trị hợp lý dựa trên kết quả xét nghiệm, siêu âm. Đồng thời, họ cũng sẽ kê đơn thuốc theo tình trạng của từng chú chó và nhắc nhở bạn những lưu ý khi chăm sóc để thú cưng mau khỏi bệnh.
Đưa chó đến thăm khám tại trạm thú y
3.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chó là động vật ăn tạp nhưng chủ nuôi cũng lưu ý không phải thực phẩm nào chó cũng ăn đâu ạ! Do đó, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để không ảnh hưởng đến dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng. Cụ thể, chủ nuôi cần cho chó ăn cá, thịt (bò, heo, gà), rau củ quả (súp lơ xanh, cà rốt, đậu xanh,...) để phát triển toàn diện. Đồng thời, bạn cũng bổ sung thêm chất béo lành mạnh từ những thực phẩm như trứng gà, mỡ cá,... nhằm hỗ trợ lông, da chó yêu thêm khỏe mạnh, mềm mượt.
Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn cho chó cưng nhưng vẫn muốn chúng được ăn ngon, ăn khỏe, nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào thì bạn có thể tham khảo qua 2 dòng pate tươi nhà Pet Choy, đảm bảo bạn sẽ không thất vọng đâu ạ. Cụ thể:
1 - Protector (dùng cho chó dưới 3 tháng tuổi): Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội
2 - Tasty (dùng cho chó trên 3 tháng tuổi): Bò Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng
3.3. Cho chó ăn đúng cách
Ngoài 2 biện pháp trên, chủ nuôi cũng nên ghi nhớ những yêu cầu về bữa ăn cho cún cưng trong quá trình chăm sóc bé bị chướng bụng. Cụ thể:
1 - Ưu tiên những thực phẩm loãng, dễ nuốt như cháo, nước hầm xương. Đến khi chó cưng khỏe hơn thì mới cho chúng những thực phẩm khác (lưu ý cần lựa chọn những món có độ ẩm, mềm, mịn dễ ăn)
2 - Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày chó cưng không bị “quá tải”
3 - Hạn chế tối đa việc cho chó ăn thức ăn khô, dạng hạt và đảm bảo chó uống đủ nước để không bị mất sức
Trên đây là những thông tin liên quan đến nguyên nhân chó bị chướng bụng, biểu hiện và cách xử lý. Pet Choy hy vọng chó cưng nhà bạn sẽ mau chóng khỏe lại và có thể thoải mái thưởng thức những món ăn ngon mà không lo đầy bụng, khó tiêu nữa nhé!