Sức khỏe

CHÓ CÓ MÙI HÔI - 3 NGUYÊN NHÂN VÀ 4 CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

CHÓ CÓ MÙI HÔI - 3 NGUYÊN NHÂN VÀ 4 CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Chó cưng có mùi hôi khó chịu nhưng bạn không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Bạn muốn tìm hiểu để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Pet Choy xin được giải đáp thắc mắc của bạn:

1. Góc giải đáp: Vì sao chó có mùi hôi?  

Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng chó có mùi hôi khó chịu, dai dẳng. Cụ thể: 

1.1. Lý do thứ nhất: Chó có mùi hôi do các vấn đề về da 

Hoạt động tiết bã nhờn của chó có vấn đến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến mồ hôi, tích tụ bụi bẩn, dầu nhờn dưới da và tạo cơ hội cho những loại nấm men, nấm mốc sinh sôi nảy nở. Do đó, cơ thể của chó cưng sẽ toát ra mùi hôi khó chịu, kèm theo những triệu chứng như dị ứng, ngứa ngáy, mất cân bằng nội tiết tố, viêm nhiễm cục bộ. 

Nếu không can thiệp kịp thời, chó liếm, gãi những vị trí này nhiều lần sẽ khiến tình trạng ngày một trở nặng. Đặc biệt đối với những chú chó với làn da có các nếp gấp chồng lên nhau như bulldog, pug, chó ngao,... thì khi mồ hôi, bã nhờn đổ ra nhưng bị hầm bí sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ vi khuẩn, nấm mốc, lâu dần tạo ra mùi khó ngửi. 

Lý do thứ nhất: Chó có mùi hôi do các vấn đề về da

Lý do thứ nhất: Chó có mùi hôi do các vấn đề về da 

1.2. Lý do thứ hai: Chó có mùi hôi do tuyến hôi bị tắc 

Tuyến hôi là bộ phận nằm ở cuối trực tràng, hay còn được gọi là tuyến hậu môn. Nếu tuyến hôi của chó cưng bị tắc thì sẽ tạo ra mùi khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do chó cưng bị đầy bụng do ăn phải thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài tỏa ra mùi hôi, khi bị tắc tuyến hậu môn chó cưng còn có một số biểu hiện như bụng phình to, bỏ ăn, nằm một chỗ,... 

1.3. Lý do thứ ba: Chó có mùi hôi do ít được vệ sinh thường xuyên

Việc chủ nuôi không cho chó cưng tắm rửa thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến chúng có mùi hôi. Bởi lẽ, bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn,... tích tụ từ ngày này qua ngày khác sẽ tạo ra mùi chẳng mấy dễ chịu. Bên cạnh đó, bạn ít quan tâm đến việc đánh răng cho chó cưng cũng là nguyên nhân khiến chúng bị hôi miệng. Một nguyên nhân khác cũng liên quan đến quá trình vệ sinh cho chó cưng đó là chủ nuôi hiếm khi chải lông cho chúng. Từ đây, lông chó trở nên yếu ớt, thiếu sức sống và rụng nhiều, bám vào cơ thể, dẫn đến mùi hôi khó ngửi. 

Lý do thứ ba: Chó có mùi hôi do ít được vệ sinh thường xuyên

Lý do thứ ba: Chó có mùi hôi do ít được vệ sinh thường xuyên

2. 4 biện pháp khắc phục tình trạng chó có mùi hôi 

2.1. Thường xuyên kiểm tra khu vực sống của chó 

Để khắc phục mùi hôi cho chó cưng, bạn nên kiểm tra và giặt giũ ga nệm thường xuyên để loại bỏ bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mạt bụi, lông, dị vật,... có thể bám lên da chó cưng dẫn đến hiện tượng tắc tuyến bã nhờn, gây mùi hôi khó chịu. Tốt nhất, 1 tháng bạn nên giặt giũ chăn, ga, gối, nệm của chó cưng ít nhất 1 lần bằng nước giặt xả, chuyên dụng, lành tính. 

2.2. Vệ sinh cho chó cưng thật sạch sẽ 

Cách tốt nhất để chủ nuôi đẩy lùi mùi hôi khó chịu bám dai dẳng trên người thú cưng đó là bạn nên vệ sinh, tắm táp cho vật nuôi của mình. Cụ thể, bạn cần tắm cho chó ít nhất 1 lần/tuần bằng sữa tắm chuyên dụng dành riêng cho chó cưng thay vì sữa tắm của người. Bởi lẽ những sản phẩm này được nghiên cứu dựa trên đặc tính có loài chó và có chứa các thành phần giúp làm sạch da, lông, đồng thời loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn,... 

Vệ sinh cho chó cưng thật sạch sẽ

Vệ sinh cho chó cưng thật sạch sẽ 

Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng cho chó thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám, ngừa các bệnh liên quan đến nướu, lợi, bảo vệ chó cưng khỏi chứng hôi miệng. Đồng thời, chủ nuôi đừng quên duy trì thói quen chải lông cho chó ít nhất 1 tuần/lần. Mẹo nhỏ là bạn chải từ đầu đến đuôi, theo hướng lông mọc để tránh tình trạng rụng lông ở chó nhé. 

2.3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho chó 

Ngoài những mẹo chăm sóc bên ngoài, bạn cũng nên hỗ trợ mèo từ bên trong thông qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm có thành phần tự nhiên, giúp da và lông của chó khỏe mạnh, giảm mùi hôi. Cụ thể bạn có thể bổ sung những món ăn giàu protein, axit béo omega-3 như cá, thịt,... để giúp lông, da chó phát triển, bóng mượt, ức chế sự tấn công của nấm men, vi khuẩn và hạn chế mùi hôi. 

Pet Choy gợi ý bạn 2 dòng sản phẩm pate tươi bổ sung nhiều dưỡng chất, hỗ trợ phát triển lông, da của chó yêu, bạn cùng tham khảo nha: 

1 - Protector (dùng cho chó dưới 3 tháng tuổi): Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội 

2 - Tasty (dùng cho chó trên 3 tháng tuổi): Bò Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho chó

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho chó 

Đồng thời, bạn hạn chế cho chó cưng ăn những nhóm thực phẩm sau để ngừa mùi hôi hiệu quả: 

1 - Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và muối. Đây toàn là những chất có khả năng kích ứng da, rụng lông và gây ra mùi hôi cơ thể cho chó cưng đó ạ.

2 - Thực phẩm có nhiều chất béo: Nhóm thực phẩm này khiến da của chó tiết nhiều bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông và để lại mùi hôi khó chịu.

3 - Thực phẩm có nhiều tinh bột: Ăn quá nhiều tinh bột sẽ khiến chó cưng bị đầy hơi, chướng bụng, dẫn đến bít tắc tuyến hôi. 

2.4. Đưa chó đến trạm thú y thăm khám định kỳ

Đôi khi mùi hôi của chó cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng. Do vậy, nếu phát hiện chó có mùi hôi bất thường và đã thử hết các cách bên trên nhưng tình hình không khả quan thì bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và xác định nguyên nhân chó có mùi hôi nhưng mãi không dứt. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, hỗ trợ chó yêu đánh bay mùi hôi cơ thể. 

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục thú cưng có mùi hôi hiệu quả nhất. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều bài viết về vấn đề chăm sóc sức khỏe của chó cưng, bạn đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng mình nha. 

 

article