Có thể chủ nuôi đã biết, chó không nhìn thấy thế giới như con người chúng ta. Ví dụ, bạn có thể xuýt xoa khi bắt gặp cầu vồng sau mưa nhưng chó cưng lại chẳng thể trông thấy cầu vồng. Do vậy, mắt của thường nhạy cảm và dễ bị đục thủy tinh thể hơn so với con người. Nếu chó cưng của bạn đang bị “làm phiền” bởi căn bệnh này thì bạn đừng quên theo dõi bài viết của Pet Choy nhé. Chúng sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị thích hợp. Mời bạn cùng tham khảo.
1. Lý giải: Đục thủy tinh thể ở chó là gì?
Cấu tạo của mắt chó cưng có một lớp mô ở phía sau gọi là võng mạc, có tác dụng cảm nhận ánh sáng, hoạt động giống như cảm biến của máy ảnh và gửi thông điệp đến não (thông qua dây thần kinh thị giác) về những gì mắt có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, ánh sáng cần được phóng đại và tập trung vào võng mạc thì chó cưng mới có thể quan sát được mọi vật xung quanh. Đó là trách nhiệm của thủy tinh thể - bộ phận có cấu trúc như một thấu kính nằm sau nhãn cầu và phía sau đồng tử.
Lý giải: Đục thủy tinh thể ở chó là gì?
Theo Chantale Pinard, phó giáo sư tiến sĩ nhãn khoa thú y tại Trường Cao đẳng Thú y Ontario, đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể bị mờ. Tiến sĩ Pinard cho biết nguyên nhân là do định hướng thủy tinh thể phản xạ ánh sáng ngược.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể ở chó
Để tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này, mời bạn cùng theo dõi những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể ở chó:
2.1. Chó bị đục thủy tinh thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Trong trường hợp chế độ ăn uống thiếu chất chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin A, C, E cũng có thể khiến chó cưng mắc bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, đối với chó con, bệnh đục thủy tinh thể cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu arginine trong sữa bột hoặc viêm màng bồ đào, viêm mắt dẫn đến các sợi thấu kính trong thủy tinh thể bị sai lệch. Để khắc phục tình trạng này, chủ nuôi cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chó cưng bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, C, E vào khẩu phần ăn như cà rốt, khoai lang, súp lơ, khoai tây, bí đỏ, các loại hạt,...
Chó bị đục thủy tinh thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Những thực phẩm kể trên đều có trong các sản phẩm của nhà Pet Choy, được chúng mình chăm chút kỹ lưỡng trước khi đến với thú cưng của bạn. Bạn có thể tham khảo qua hai dòng sản phẩm hiện có của Pet Choy:
1 - Protector (dùng cho chó dưới 12 tháng tuổi): Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội
2 - Tasty (dùng cho chó trên 12 tháng tuổi): Bò Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng
2.2. Chó bị đục thủy tinh thể do di truyền
Cả chó nhập và chó ta đều có nguy cơ mắc bệnh bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên vẫn có một số giống chó có khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể sớm hơn, đôi khi chỉ mới một tuổi do tính chất di truyền. Cụ thể là những giống như Bichon Frize, Boston Terrier, Cocker Spaniel, Toy Poodle, Miniature Poodle, Standard Poodle, Labrador Retriever và Siberian Husky. Do đó, nếu đang nuôi một trong những giống chó này thì bạn cần hết sức chú ý nhé.
2.3. Chó bị đục thủy tinh thể do mắc bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường thường dẫn đến đục thủy tinh thể ở chó là do nước tràn vào thủy tinh thể. Điều này xảy ra nếu thấu kính có lượng đường cao, các sợi thấu kính di chuyển sai vị trí, dẫn đến hiện tượng đục, mờ. Tiến sĩ Pinard cho biết: “Trong một số trường hợp, đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường thường tiến triển khá nhanh, chó cưng sẽ đối diện với nguy cơ mù lòa trong khoảng 1 tuần từ sau khi phát bệnh”.
Chó bị đục thủy tinh thể do mắc bệnh tiểu đường
2.4. Chó bị đục thủy tinh thể do một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, chó bị đục thủy tinh thể còn vì một số nguyên nhân khác như:
1 - Tuổi tác: Đục thủy tinh thể thường xảy ra khi chó đã cao tuổi, mắt hoạt động kém, không còn minh mẫn như trước.
2 - Chấn thương: Trong trường hợp chó bị vật sắc nhọn đâm vào mắt cũng có thể gây ra đục thủy tinh thể.
3 - Bệnh lý khác: Những bệnh lý như tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào trước, cũng có khả năng khiến chó cưng mắc bệnh đục thủy tinh thể.
4 - Chất độc: Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng không phải không thể xảy ra, cụ thể khi mắt chó tiếp xúc với các chất độc như chì, thủy ngân và phthalates thì chắc chắn sẽ bị tổn thương, dẫn đến đục thủy tinh thể, thậm chí mù lòa.
3. 2 dấu hiệu đục thủy tinh thể ở chó
Bệnh đục thủy tinh thể “mới chớm”, có nghĩa là đục thủy tinh thể che phủ ít hơn 15% thủy tinh thể, thường không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu không phát hiện bệnh sớm thì tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết bệnh ở 2 giai đoạn, mời chủ nuôi tham khảo để xác định bệnh tình của chó cưng:
2.1. Dấu hiệu khi đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu
Dấu hiệu đầu tiên khi mới phát bệnh đục thủy tinh thể là vết đỏ ở trong hoặc xung quanh nhãn cầu. Hiện tượng này là do rò rỉ protein từ các sợi thấu kính bị lệch. Những protein này phản ứng trong mắt và gây viêm. Ngoài đỏ mắt, chó cưng còn có một vài biểu hiện khác như đồng tử co nhỏ, nhạy cảm với ánh sáng, dẫn đến khó chịu, không thích ra ngoài vào ban ngày.
Dấu hiệu khi đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu
2.1. Dấu hiệu khi đục thủy tinh thể ở giai đoạn nghiêm trọng
Khi đục thủy tinh thể lan rộng, bạn sẽ thấy đồng tử của chó trở nên trắng bệch và bắt đầu có dấu hiệu giảm thị lực. Một vài dấu hiệu nhận biết là chó cưng thường va vào đồ đạc, ném trượt một quả bóng, không nhìn thấy chủ nuôi ở cự ly xa,...
4. Điều trị bệnh đục thủy tinh thể ở chó
Khi phát hiện chó bị đục thủy tinh thể, chủ nuôi không tự ý điều trị tại nhà mà nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Nếu thị lực của chó không bị ảnh hưởng bởi đục thủy tinh thể, bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn theo dõi tình hình. Nếu có hiện tượng viêm, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt chuyên dụng. Trong trường hợp đục thủy tinh thể đã lan rộng, đe dọa đến thị lực của chó cưng, bác sĩ thú y có thể tiến hành phẫu thuật. Sau phẫu thuật, chó cần vài tuần đến vài tháng để hồi phục lại bình thường.
Như vậy, bài viết trên đã cung thông tin liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể ở chó, các bạn lưu ý để chăm sóc sức khỏe của chó đúng cách nhé!