Chủ nuôi nào cũng mong muốn mèo cưng khỏe mạnh, tự do chạy nhảy, vui đùa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mẹo nhìn phân đoán bệnh để kiểm soát tình hình, xem xét rốt cuộc mèo cưng có đang khỏe mạnh hay không. Bạn không cần lo lắng quá đâu ạ, vì chúng mình ở đây để giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải đó. Cùng đón đọc bài viết này để có thêm nhiều thông tin bổ ích nha:
1. Phân mèo như thế nào là bình thường?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phân mèo, trong đó có chế độ ăn uống. Nếu mèo ăn đầy đủ chất, đặc biệt là chất xơ thì sẽ cho ra “thành phẩm” đạt chuẩn. Thông thường mèo sẽ đi vệ sinh sau khi ăn khoảng 24-36 giờ. Một chú mèo có đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh thường thải ra phân có những đặc điểm sau:
- Phân có màu nâu đậm
- Phân có kết cấu không quá cứng nhưng cũng không quá lỏng, nhão
- Có mùi nhưng không nặng
- Phân không lẫn giun sán, lông, bụi bặm
- Phân không dịch lạ hay lẫn tơ máu
- Mèo đi ị đúng giờ, không táo bón hay tiêu chảy
2. Ba dấu hiệu bất thường của phân mèo gia chủ nên biết
Cùng Pet Choy xem ngay nội dung bên dưới để biết được những dấu hiệu bất thường của phân mèo ngay nhé:
2.1. Mùi của phân mèo
Thông thường phân mèo có mùi nặng, chua nhưng không tanh, trong trường hợp phân mèo có mùi bất thường, hôi thối khiến chủ nuôi khó chịu thì chứng tỏ chúng đang gặp phải những vấn đề liên quan đến dạ dày, đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột. Lý giải cho hiện tượng này bạn có thể hiểu nôm na là lượng vi khuẩn trong cơ thể mèo đã tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Dưới tác động của phản ứng hóa học, phân mèo sẽ phân hóa và có mùi cực khó chịu.
2.2. Màu sắc của phân mèo
Phân mèo có màu đỏ là hồi chuông cảnh báo mèo cưng của bạn đang gặp phải những vấn đề về tiêu hóa. Bạn hãy dành thời gian quan sát xem mèo có kèm theo những triệu chứng như bỏ ăn, liếm láp cơ thể liên tục, lười đi lại không nhé. Ngoài ra, phân mèo mắc bệnh cũng thường xuyên có màu vàng, xanh lục, trắng. Tốt nhất bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để hạn chế tối tình trạng đi tiêu ra máu, viêm loét ruột.
Ba dấu hiệu bất thường của phân mèo gia chủ nên biết
2.3. Dị vật trong phân mèo
Đôi khi bạn sẽ thấy lẫn trong phân mèo là những dị vật như lông, mảnh xương nhỏ, tuy chúng ít gây tình trạng tắc ruột nhưng kéo dài vẫn gây nguy hiểm cho mèo cưng. Bên cạnh đó, khi nhìn thấy phân mèo có những đốm trắng nhỏ như hạt gạo chủ nuôi không nên chủ quan vì đây có thể là dấu tích của sán dây, giun, giòi bọ,... Việc bạn cần làm lúc này là hãy đưa mèo đến trạm thú y để bác sĩ thăm khám và tẩy giun kịp thời.
3. Bốn bệnh lý bạn có thể nhận biết qua phân mèo
Dưới đây là những bệnh lý phổ biến mà chủ nuôi có thể nhận biết qua phân mèo, bao gồm táo bón, tiêu chảy, viêm đường ruột,... Cùng theo dõi nội dung bên dưới để biết thêm chi tiết nhé:
3.1. Bệnh táo bón
Khi bị táo bón, phân mèo thường có kích thước nhỏ, khô cứng. Mèo đi ngoài rất ít, gặp khó khăn trong việc rặn, cảm giác ê buốt rần rần, thậm chí hậu môn còn bị chảy máu. Nguyên nhân khiến mèo gặp phải tình trạng này là do chúng bị thiếu nước, tắc ruột, trướng phình đại tràng hoặc nhiễm trùng đường ruột. Nếu phát hiện mèo gặp phải tình trạng này thì chủ nuôi hãy đưa chúng đến thăm khám tại các cơ sở thú y, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật thụt hậu môn, có nghĩa họ sẽ cho chất bôi trơn vào trực tràng để làm mềm phân và mèo dễ tống khứ ra ngoài.
3.2. Bệnh tiêu chảy
Đối với chú mèo khỏe mạnh, phân sẽ hơi nhão, ướt nhưng nếu mèo đi nhiều lần, phân lỏng bốc mùi hôi tanh, chảy nhầy thì khả năng cao mèo đã bị tiêu chảy rồi ạ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dẫn đến hiện tượng này, chủ yếu là do ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, giun sán,... Ngoài việc đưa mèo đến bác sĩ thú y, bạn cũng nên giữ lại mẫu phân mèo để bác sĩ tiến hành sàng lọc, khám nghiệm.
Bốn bệnh lý bạn có thể nhận biết qua phân mèo
3.3. Bệnh viêm đại tràng - viêm hậu môn
Phân mèo có thể ở dạng rắn cũng có thể ở dạng lỏng và kèm theo chảy máu. Bác sĩ thú y đã chứng minh có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng viêm đại tràng - viêm hậu môn ở mèo, bao gồm ký sinh trùng di chuyển vào trực tràng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nuốt phải vật thể nhọn gây tổn thương niêm mạc ruột. Đôi khi bệnh sẽ chuyển biến nhẹ rồi tự khỏi nhưng cũng không thiếu trường hợp cơn đau viêm đại tràng tái đi tái lại. Trước khi đưa mèo đến thăm khám tại cơ sở thú y, bạn nên ghi lại thói quen thường ngày, chế độ ăn uống và trình bày với bác sĩ nếu thấy bất thường để họ nắm bắt được tình hình.
3.4. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường khiến phân của mèo cưng có mùi nặng, sủi bọt, nhiều chất nhầy và kèm theo máu. Theo đó, mèo mắc phải căn bệnh này là cho tiếp xúc với virus gây bệnh có trong phân, nước tiểu, bọ chét. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến số lượng bạch cầu giảm xuống, những tác nhân khác dễ dàng “xâm chiếm” cơ thể mèo và khiến vật cưng suy giảm hệ thống miễn dịch, gây nôn ói, tiêu chảy triền miên, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tử vong. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở mèo, chủ nuôi không nên chủ quan mà cần đưa mèo cưng đến thăm khám tại các cơ sở uy tín.
Để tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị, phòng ngừa, chủ nuôi có thể tham khảo tại bài viết BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO: PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ để biết thêm chi tiết nhé!
Pet Choy hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách quan sát phân của mèo và kiểm chứng xem mèo cưng có đang bị bệnh hay không. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin bổ ích, bạn đừng quên đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!