Là người quan tâm đến sức khỏe của thú cưng, chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã từng nghe qua căn bệnh giun tim ở chó mèo. Vậy liệu bạn đã từng tìm hiểu về căn bệnh và hiểu rõ những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của thú cưng chưa? Hãy cùng Pet Choy tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này nhé.
Bệnh giun tim ở mèo. Nguồn: Internet
Bệnh giun tim là gì?
Giun tim là một bệnh lý khá nghiêm trọng và có nhiều khả năng gây tử vong ở thú cưng. Căn bệnh này được bắt nguồn từ loại giun chân dài - giun tim sinh sống trong phổi, tim và các mạch máu liên quan của thú cưng. Chúng gây ra những ảnh hưởng lớn lên sức khỏe như suy tim, bệnh phổi hay làm tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể của thú cưng. Thông thường giun tim xuất hiện ở chó, mèo tuy nhiên nó đồng thời có thể xuất hiện trong cơ thể của các loại động vật có vú khác.
Giun tim sống và sinh trưởng bên trong những chú chó trưởng thành, giao phối và sinh ra con cái. Nếu cún cưng không được phát hiện và điều trị từ sớm sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho giun tăng tưởng về cả số lượng và kích cỡ trong cơ thể của cún. Bệnh giun kéo dài khiến cho tim, phổi và động mạch bị tổn thương sâu, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của thú cưng kể cả sau bệnh.
Bệnh giun tim ở chó. Nguồn: Internet
Khác với chó, căn bệnh này thường hiếm gặp hơn và không được chẩn đoán ở mèo, tuy nhiên nó vẫn xuất hiện. Theo một bài viết của FDA đã cung cấp: “Thời gian để giun phát triển và tạo các vi sợi ở mèo sẽ lâu hơn chó 1 tháng, chính vì vậy sự xuất hiện của màng vi sợi ở mèo là rất hiếm. Số lượng cho thấy chỉ có 20% mèo nhiễm bệnh giun tim có vi nấm trong máu trong khi đó khoảng 80% đến 90% chó mắc căn bệnh này”. Đa số giun thường không sống sót ở mèo đến giai đoạn trưởng thành. Một chú mèo thường chỉ chứa 1 - 2 con giun trong cơ thể, tuy nhiên vì cơ thể của mèo khá nhỏ nên mặc dù số lượng không đáng kể thì với con số đó mèo cũng đã được coi là nhiễm bệnh nặng. Số lượng của giun không nhiều, tuy nhiên nó vẫn gây ra những ảnh hưởng, thiệt hại lớn đến sức khỏe của chúng điển hình là bệnh hô hấp liên quan đến giun tim (HARD).
Dấu hiệu giun tim ở thú cưng
Đối với chó, những dấu hiệu của bệnh sẽ còn phụ thuộc vào số lượng giun đang sinh sống bên trong cơ thể của chúng và thời gian mà chúng xuất hiện. Bên cạnh đó mức vận động của chúng cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên mà người nuôi có thể nhận biết được khi quan sát. Đối với những chú chó ít hoạt động hay đang ở trong giai đầu của bệnh, người nuôi sẽ khó nhận biết hơn so với những chú chó đã nhiễm bệnh lâu. Bạn có thể chú ý một vài dấu hiệu thường dễ xuất hiện ở cún cưng nhà mình như sau:
- - Ho dai dẳng không ngừng
- - Cún cưng luôn trong trạng thái mệt mỏi
- - Cún thường xuyên nằm nhiều, Ít vận động
- - Cơ thể ốm yếu
- - Khó thở
Lưu ý nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc không được chữa trị có thể gây ra hội chứng caval - đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Trong giai đoạn này, số lượng giun có trong tim của cún đã quá lớn khiến cho máu chảy về tim không thể đi qua được. Ở giai đoạn nguy hiểm đe dọa tới tính mạng, cún cưng sẽ bắt buộc phải phẫu thuật nhanh chóng để loại bỏ số lượng lớn giun có trong tim chúng, tuy nhiên tỷ lệ thành công của những ca phẫu thuật này là khá thấp. Mặc dù không phải chú chó nào cũng đều phát triển đến giai đoạn caval nhưng nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này cũng có thể gây ra tử vong cho chúng.
Cún cưng ho nhiều, khó thở. Nguồn: Internet
Như đã đề cập ở phần trên, giun tim ở mèo thường không sống lâu hay có xu hướng phát triển nhanh như ở chó chính vì vậy các dấu hiệu ở mèo cũng có phần khó biết hơn. Trên thực tế có một vài chú mèo đã tự loại bỏ giun tim một cách tự nhiên mà không có bất kỳ triệu chứng nào, ngược lại cũng có những chú mèo bị nhiễm bệnh và chết đột ngột vì bệnh giun tim mà không hề có dấu hiệu bị bệnh. Ở mèo, người nuôi có thể quan sát những dấu hiệu rõ nhất trong việc hô hấp của chúng. Bạn có thể nhận biết được các dấu hiệu này vào 2 thời điểm: khi giun chưa trưởng thành và khi giun trưởng thành chết. Đối với giun chưa trưởng thành, mèo sẽ có hiện tượng khó thở, tăng nhịp thở và thường ho nhiều. Ngược lại đối với giai đoạn giun đã chết, giun sẽ thải ra chất độc vào máu của mèo gây ra các tổn thương cho phổi và tạo ra vấn đề hô hấp hoặc khiến mèo đột tử. Có thể hiểu một con giun chết cũng nắm trong tay sinh mạng của chú mèo nhà bạn. Dễ hiểu tại sao chúng ta cần có sự phòng ngừa, điều trị nghiêm túc và kịp thời cho thú cưng nhà mình khi mắc bệnh.
Cách điều trị
Vì những ảnh hưởng của bệnh, cho đến nay, biện pháp phòng ngừa vẫn là lựa chọn tốt nhất dành cho thú cưng. Người nuôi cần đảm bảo môi trường sinh hoạt hàng ngày của thú cưng luôn trong tình trạng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Bát ăn, cốc uống nước, đệm nằm,... của chúng đều cần được làm sạch, vệ sinh hàng tuần để tránh sự xuất hiện của ấu trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra bệnh. Bên cạnh môi trường sống, người nuôi cũng cần quản lý nguồn thức ăn mà thú cưng nạp vào hàng ngày. Chủ nuôi hoàn toàn không nên cho chúng ăn những đồ ăn, thực phẩm chưa được nấu chín kỹ. Đây là loại thực phẩm có nhiều khả năng tồn tại nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng trong đó, không tốt cho sức khỏe của chúng.
Lựa chọn loại thức ăn chín kĩ đảm bảo cho thú cưng. Nguồn: Pet Choy
Với những chú chó đã phát hiện mắc bệnh giun, người nuôi nên nhanh chóng cho chúng đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt. Thông thường bệnh giun được phát hiện khá muộn khiến cho chúng đã xuất hiện nhiều tổn thương ở tim, mạch máu hay phổi, gan, thận vì vậy việc điều trị cần được thực hiện ngay. Chó và mèo đều có khả năng mắc bệnh giun tim tuy nhiên chúng lại có sự khác biệt về bản chất và cách chẩn đoán điều trị của bệnh. Chính vì vậy, người nuôi cần chú ý, khi điều trị bệnh cho mèo không thể sử dụng thuốc của chó vì nó không an toàn cho mèo. Hiện nay trên thị trường chưa xuất hiện dòng thuốc được phê duyệt cho việc điều trị nhiễm giun tim ở mèo vì vậy phòng bệnh là biện pháp duy nhất để bảo vệ mèo khỏi căn bệnh này. Để phòng ngừa bệnh cho mèo, một vài sản phẩm uống và bôi trên thị trường đã được FDA chấp thuận, người nuôi có thể đến bác sĩ thú y để tìm kiếm những loại thuốc này.
Cún cưng nên được nghỉ ngơi sau khi điều trị. Nguồn: Internet
Sau công cuộc điều trị, thú cưng cần được nghỉ ngơi hoàn toàn để hồi phục dần. Việc điều trị sẽ được bắt đầu từ giun trưởng thành trước, sau khi giun trưởng thành chết và phân hủy, các mạch máu nhỏ sẽ dần được đi vào tim. Thời gian cần thiết cho giai đoạn hồi phục này là vài tuần đến vài tháng và sẽ xuất hiện các biến chứng sau điều trị. Giai đoạn này khá nguy hiểm vì vậy chủ nuôi cần giữ thú cưng trong trạng thái thoải mái nhất có thể và không được vận động trong một tháng đầu. Đây là công cuộc không hề đơn giản đối với cả người nuôi và thú cưng. Ở cún cưng, việc điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định lên chúng điển hình như những cục máu đông trong phổi. Không chỉ vậy bệnh giun là bệnh đòi hỏi sự kiên trì cả về mặt chăm sóc lẫn kinh tế của người nuôi. Người nuôi sẽ cần phải thanh toán rất nhiều hóa hơn cho việc xét nghiệm máu, chụp X-quang của thú cưng. Dẫu rằng có nhiều khó khăn nhưng tôi tin tình yêu thương đủ nhiều mà các bạn dành cho thú cưng sẽ mang lại kết quả tốt. Pet Choy mong các bé chó mèo nhà các bạn luôn nhiều sức khỏe để có thể ở bên các bạn thật lâu nha!