Sức khỏe

NGUYÊN NHÂN - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT & CÁCH XỬ LÝ KHI CHÓ BỊ CO GIẬT

NGUYÊN NHÂN - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT & CÁCH XỬ LÝ KHI CHÓ BỊ CO GIẬT

Co giật là một trong các vấn đề bệnh lý nguy hiểm ở chó khiến hầu hết chủ nuôi cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Đây là tình trạng đáng lo ngại và gây khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thú cưng. Nếu chủ nuôi đang lo lắng vấn đề này, thì ngay trong bài viết này hãy cùng Pet Choy tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời cho chó cưng nếu không may chúng xuất hiện tình trạng này bạn nhé!

1. NGUYÊN NHÂN CHÓ BỊ CO GIẬT

Chứng co giật ở chó thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và diễn ra nhiều lần thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh động kinh ở chó, vì vậy việc tìm ra nguyên nhân khiến chó cưng bị co giật là rất cần thiết. Dưới đây, Pet Choy sẽ liệt kê giúp chủ nuôi các nguyên nhân thường thấy nhất:

1.1. Rối loạn thần kinh

Đây được xem như một trong các nguyên nhân phổ biến khiến chó bị co giật. Chó gặp các vấn đề về thần kinh như bệnh care, bệnh động kinh, u não… sẽ dẫn đến tình trạng co giật đấy ạ! Do vậy, chủ nuôi cần hết sức lưu ý, kiểm tra xem tiền sử chó cưng có từng mắc phải những vấn đề liên quan đến thần kinh hay không. 

1.2. Căng cơ

Khi chó cưng vận động quá sức, các cơ trong cơ thể thường bị mỏi dẫn đến việc căng cơ, đặc biệt là đối với những chú chó không được rèn luyện thường xuyên. Ngoài ra, khi vận động mạnh, thú cưng cũng có thể sẽ gặp các vấn đề khác như hạ đường huyết, mất nước… dẫn đến co giật, chủ nuôi nên hết lưu ý nhé!

1.3. Thiếu hụt canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho việc phát triển và chức năng của hệ thần kinh, ngoài ra khoáng chất này còn giúp điều hòa hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp. Nếu trong cơ thể chó cưng bị thiếu hụt canxi, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh dẫn đến co giật. 

Một số nguyên nhân khiến chó bị co giật chủ nuôi nên biết

Một số nguyên nhân khiến chó bị co giật chủ nuôi nên biết

1.4. Các yếu tố khác

  1. Môi trường sống: Môi trường sống quá nóng hoặc quá lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm mất cân bằng nhiệt độ cơ thể cũng có thể dẫn đến việc chó cưng bị co giật bạn nhé!

  2. Di truyền: Một số chú chó có ba mẹ có tiền sử bị co giật hoặc động kinh sẽ có nguy cơ mắc chứng co giật cao hơn những chú chó khác. 

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHÓ BỊ ĐỘNG KINH

Chứng co giật hoặc động kinh ở chó thường có các biểu hiện khá dễ nhận biết, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chó bị co giật mà chủ nuôi cần biết như:

  1. Chó đột nhiên co giật, run rẩy toàn thân

  2. Hơi thở không đều, khó thở và lè lưỡi ra ngoài 

  3. Các cơ của cơ thể trở nên cứng đờ

  4. Miệng xuất hiện tình trạng chảy nước dãi, sùi bọt mép

  5. Đi tiểu hoặc đại tiện một các không kiểm soát được

  6. Chó kêu la, rên rỉ

  7. Cơ thể di chuyển vòng tròn, sửa liên tục

  8. Chó rơi vào tình trạng hôn mê

3. CẦN LÀM GÌ KHI CHÓ BỊ CO GIẬT?

Nếu chó xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như trên, bạn không nên cố gắng chạm hay để tay gần miệng chúng, vì lúc này cơ thể chó đang mất kiểm soát, chúng có thể cắn trúng bạn đấy! Vậy, khi chó cưng bị co giật một cách bất ngờ, chủ nuôi có thể làm gì? Ngay sau đây, hãy tìm hiểu cùng Pet Choy bạn nhé!

3.1. Giữ bình tĩnh & di chuyển chó đến nơi an toàn

Khi chó cưng rơi vào trạng thái co giật, điều đầu tiên chủ nuôi cần làm chính là giữ bình tĩnh. Trời lạnh cũng là một trong các yếu gây ra hiện tượng co giật ở chó, vì vậy lúc này chủ nuôi cần đưa thú cưng đến một nơi ấm áp và an toàn hơn, chủ nuôi cũng có thể mặc thêm áo ấm cho chúng nếu cần thiết. Lưu ý, không gian xung quanh đã được loại bỏ hết các vật dụng có thể gây nguy hiểm. 

3.2. Cho chó uống nhiều nước

Sau cơn co giật, cơ thể thú cưng có thể sẽ mất nước, vì thế chủ nuôi nên đảm bảo có đủ nước sạch để cung cấp cho chó cưng vào lúc này. Tuy nhiên, không nên ép chúng uống mà chỉ cung cấp khi chúng thực sự cần thôi bạn nhé!

Cần làm gì khi chó bị co giật?

Cần làm gì khi chó bị co giật?

3.3. Ghi chú lại thông tin 

Đối với tình trạng bị co giật, chủ nuôi tốt hơn hết nên ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc của cơn co giật, các đặc điểm của cơn co giật như thế nào. Điều này sẽ giúp ích bạn lẫn bác sĩ trong việc thăm khám sau này đấy ạ!

3.4. Đưa chó đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt 

Sau khi cơn co giật kết thúc, chủ nuôi nên đưa chó cưng đến gặp bác sĩ thú y để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân của co giật và có biện pháp điều trị kịp thời và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

4. LƯU Ý CHĂM SÓC CHÓ SAU KHI BỊ CO GIẬT

Sau khi thăm khám tại các cơ sở thú y, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc co giật và các liệu pháp khác cho chó cưng để hạn chế tình trạng này tiếp diễn. Bên cạnh đó, chủ nuôi cũng nên cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho thú cưng như canxi, kẽm…; tránh chó thú cưng hoạt động hoặc vui đùa quá mức. Đặc biệt nên cho chó cưng kiểm tra định kỳ và tiêm ngừa đầy đủ để phòng ngừa các căn bệnh tiềm ẩn khác. 

Vậy là thông qua bài viết này, Pet Choy đã cùng bạn tìm hiểu xong về nguyên nhân, dấu hiệu và những điều cần làm khi chó bị co giật rồi đấy! Pet Choy hy vọng chủ nuôi sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình đồng hành cùng thú cưng của minh. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề và các mẹo hay khác khi nuôi thú cưng, bạn đừng quên đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!

article