Sức khỏe

Phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn

Phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn

Canxi là một dưỡng chất vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của chó. Nếu chó cưng rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi nghiệm trọng, có thể sẽ khiến chúng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, điển hình như tình trạng hạ bàn và chân vòng kiềng ở chó. Vậy làm thế nào để nhận biết và phân biệt chứng hạ bàn và chân vòng kiềng ở chó? Sau đây hãy cùng Pet Choy tìm hiểu về 2 tình trạng này ngay bạn nhé!

1. CHÓ BỊ HẠ BÀN LÀ GÌ?

Ở giai đoạn phát triển và hình thành khung xương, các bé cún con rất dễ mắc phải tình trạng hạ bàn nếu không được bổ sung lượng canxi cần thiết. Đây là vấn đề bệnh lý khiến phần chi trước và sau của chó hạ xuống thấp, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chân và mặt đất. 

2. CHÓ BỊ CHÂN VÒNG KIỀNG LÀ GÌ?

Chân vòng kiềng hay còn được gọi là chân khuỳnh. Chó bị chân vòng kiềng sẽ khiến hai chân trước của chúng có xu hướng cong ra ngoài theo hình chữ O và trọng tâm thân trước của chó sẽ có xu hướng hạ xuống.

3. NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHÓ BỊ CHÂN VÒNG KIỀNG VÀ HẠ BÀN

Chân vòng kiềng và hạ bàn là hai vấn đề bệnh lý liên quan đến xương khớp thường thấy ở chó, nguyên nhân của hai vấn đề này như sau:

3.1. Nguyên nhân chó bị hạ bàn

1 - Không gian sống: Đối với nhiều chủ nuôi không có nhiều thời gian rảnh để vui đùa cùng chó cưng, họ thường sẽ nhốt hoặc xích chúng trong một không gian khá nhỏ như lồng, chuồng. Kích thước của lồng, chuồng không thích hợp với kích thước của chó cưng cộng với việc chúng phải đứng trong thời gian dài, không thể thoái mái di chuyển sẽ dẫn đến hiện tượng hạ bàn ở chó.

2 - Vận động không hợp lý: Cho chó cưng vận động và đi dạo là một trong các yếu tố quan trọng để chó có một sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, nếu cho chúng vận động quá mức hoặc thực hiện các thao tác không phù hợp- nhất là với các chú chó con, sẽ có nguy cơ khiến chó bị chấn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương đấy ạ!

Nguyên nhân chó bị hạ bàn

3 - Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không phù hợp có thể sẽ khiến chó cưng bị béo phì, khi trọng lượng của thú cưng quá lớn so với khả năng chịu đựng của khớp xương, từ đó khiến bàn chân chó bị bàn. Thêm vào đó, chủ nuôi nên thiết kế một chế độ ăn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cho chó cưng vì thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D,... cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương khớp của chó.

4 - Yếu tố di truyền: Ngoài các nguyên nhân đã kể trên, hạ bàn do di truyền cũng là các tình huống thường thấy, nếu ba mẹ của chó cưng gặp phải vấn đề về hạ bàn, thì tỉ lệ mắc phải của chó con cũng sẽ cao hơn những chú chó bình thường khác.

3.2. Nguyên nhân chó bị chân vòng kiềng

1 - Chế độ ăn: Chó bị chân vòng kiềng một phần cũng do chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương như canxi, vitamin D…

2 - Phát triển quá nhanh: Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chủ nuôi cũng nên đo lường lượng dưỡng chất trong mỗi bữa ăn để phù hợp với cơ thể chó cưng, vì nếu cho chúng hấp thụ quá nhiều dưỡng chất có thể sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa khiến thể trọng phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển của thể lực, lúc này khung xương sẽ không kịp thích nghi và dẫn đến việc cong vẹo đấy ạ.

3 - Ít vận động: Chó cưng được nuôi dưỡng trong nhà nếu chủ nuôi không tạo điều kiện cho chúng vận động, ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng sẽ gây cản trở cho cơ thể chó cưng trong quá trình tổng hợp vitamin D và khiến chân chúng cơ nguy cơ bị tật cao bạn nhé! 

4 - Môi trường sống: Nuôi chó trên nền nhà trơn trượt như gạch men, sàn gỗ sẽ dẫn đến hạn chế việc thú cưng sử dụng các cơ bắp, gân, xương để di chuyển cũng là một trong những nguyên nhân khiến chân chó bị dị tật.

Nguyên nhân chân chó bị vòng kiềng

Nguyên nhân chó bị chân vòng kiềng

4. DẤU HIỆU CHÓ BỊ HẠ BÀN VÀ CHÂN VÒNG KIỀNG

Vậy có dấu hiệu nào giúp chủ nuôi nhận biết thú cưng đang mắc phải 2 vấn đề về xương này không? Ngay sau đây hãy cùng Pet Choy tìm hiểu ngay bạn nhé!

4.1. Dấu hiệu chó bị hạ bàn

Chó cưng khi bị hạ bàn sẽ có trường hợp hạ bàn ở chân trước hoặc hạ bàn ở chân sau. Chủ nuôi có thể nhận biết khi nhận thấy chó cưng của mình thay vì đi đứng bằng phần nệm ở bàn chân thì lúc này phần chân trước hoặc sau của chó sẽ bị hạ xuống. Ở những trường hợp nặng, khớp chân của chó sẽ bị biến dạng hoàn toàn khiến việc đi lại của chúng sẽ trở nên vô cùng khó khăn, khập khiễng.

4.2. Dấu hiệu chó bị chân vòng kiềng

Trường hợp bị chân vòng kiềng, chủ nuôi cần quan sát để xem chân chó cưng có đang cong vẹo sang hai bên hay không. Lúc này, thay vì đứng thẳng thì chân của chúng sẽ biến dạng theo hình chữ X hoặc O khi nhìn từ phía trước. Cũng giống như bị hạ bàn, khi chó bị chân vòng kiềng cũng sẽ khiến chúng gặp khó khăn trong việc di chuyển, loạng choạng hoặc thậm chí không thể đứng vững.

Qua bài viết này, Pet Choy đã cùng bạn giải đáp một số vấn đề liên quan đến 2 căn bệnh về xương thường thấy ở chó là hạ bàn và chân vòng kiềng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc thú cưng. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác về quá trình nuôi thú cưng đừng quên theo dõi các bài viết sau của Pet Choy bạn nhé!

article