Sức khỏe

"TẤT TẦN TẬT" VỀ BỆNH CUSHING Ở CHÓ CHỦ NUÔI NÊN BIẾT

Hội chứng Cushing xảy ra khi cơ thể chó tạo ra quá nhiều hormone mang tên cortisol. Hợp chất này có tác dụng điều hòa tâm trạng, kiểm soát cân nặng, chống nhiễm trùng và ổn định lượng đường trong máu, tuy nhiên nếu cortisol vượt qua mức cho phép thì có thể khiến chó mắc bệnh Cushing. Bệnh Cushing hay còn được gọi là bệnh cường vỏ thượng thận, thường khó chẩn đoán do các triệu chứng giống với một số bệnh lý khác. Để tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng cũng như những kiến thức xoay quanh căn bệnh này bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé: 

Lưu ý về bệnh Cushing ở chó chủ nuôi cần biết

 

Lưu ý về bệnh Cushing ở chó chủ nuôi cần biết 

1. Triệu chứng và phân loại bệnh Cushing ở chó

Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những con chó trung niên trở lên, và các dấu hiệu cảnh báo có thể khó phát hiện ngay từ đầu nhưng không phải là không có nên chủ nuôi cần quan sát và xem chó cưng có gặp những triệu chứng dưới đây không nha: 

  1. Chó cưng mau khát và dễ đói hơn bình thường 
  2. Đi tiểu thường xuyên hơn
  3. Rụng lông hoặc mọc lông chậm 
  4. Bụng phình to, da mỏng dần 
  5. Cảm thấy mệt mỏi và không muốn hoạt động 
  6. Bị nhiễm trùng da

Bệnh Cushing thường có 2 dạng: 

  1. Phụ thuộc vào tuyến yên: Đây là hiện tượng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 80% - 90% chú chó mắc bệnh Cushing. Theo đó, căn bệnh này diễn ra khi có một khối u trong tuyến yên - một tuyến có kích thước bằng hạt đậu ở đáy não. 
  2. Phụ thuộc vào thượng thận: Hiện tượng này xuất phát từ một khối u tồn tại trong những tuyến nằm trên đỉnh thận, được gọi là tuyến thượng thận. Khoảng 15% số lượng chó mắc bệnh Cushing là do thượng thận gặp trục trặc. 

Ngoài ra bệnh Cushing cũng có thể xảy ra nếu chó cưng sử dụng thuốc có chứa steroid trong thời gian dài.

2. Chẩn đoán bệnh Cushing ở chó

Không có phương pháp nào chính xác 100% để chẩn đoán Cushing ở chó, do đó, bác sĩ thú y sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng và loại trừ các vấn đề sức khỏe khác.

Chẩn đoán bệnh Cushing ở chó

Chẩn đoán bệnh Cushing ở chó

Theo đó, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách xét nghiệm máu và nước tiểu của chó. Các bài kiểm tra này có thể phát hiện nước tiểu loãng, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc một nhóm enzyme được tìm thấy trong gan và xương được gọi là phosphatase kiềm. Nếu kết quả cho thấy chó đang mắc một trong những dấu hiệu trên thì bác sĩ  sẽ theo dõi bằng các xét nghiệm sàng lọc hormone, chẳng hạn như:

1 - Thử nghiệm kích thích ACTH: Phương pháp có tác dụng đo lường mức độ hoạt động của hormon tuyến thượng thận được gọi là ACTH - hợp chất  thúc đẩy cơ thể tạo ra cortisol. Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm một lượng ACTH nhân tạo cho chó rồi lấy mẫu máu trước và sau khi tiêm ACTH để xem hormone ảnh hưởng đến thú cưng như thế nào.  

2 - Thử nghiệm ức chế dexamethasone liều thấp (LDDS): Để xem cơ thể chó cưng phản ứng như thế nào với phiên bản cortisol do con người tạo ra (được gọi là dexamethasone). Theo đó, các mẫu máu trước và sau khi vật nuôi được tiêm hormone giúp bác sĩ thú y biết được điều gì đang xảy ra.
Nếu chú  chó của bạn có nguy cơ bị Cushing thì bác sĩ thú y có thể tiến hành siêu âm bụng. Xét nghiệm hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ biết được liệu có khối u trên tuyến thượng thận hay không rồi mới quyết định đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. 

3. Điều trị bệnh Cushing ở chó 

Nếu hội chứng Cushing xuất phát từ một khối u trên tuyến thượng thận của thú cưng thì bác sĩ thú y sẽ loại bỏ bằng phương phẫu thuật. Nhưng nếu khối u đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc chó gặp các vấn đề sức khỏe khác thì phẫu thuật có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. 

Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, thực tế đã chứng minh một chú chó vẫn có thể sống cuộc đời thoải mái, bình thường dù suốt phần đời còn lại phải vẫn không khỏi mà cần dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của bệnh Cushing. Đây cũng là cách tốt nhất dành cho những con chó mắc hội chứng Cushing do tuyến yên gây ra hoặc những con có khối u trên tuyến thượng thận không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật. 

Điều trị bệnh Cushing ở chó

Điều trị bệnh Cushing ở chó 

Loại thuốc phổ biến nhất thường được bác sĩ kê đơn là trilostane (Vetoryl) bởi ngày nay người ta không còn dùng đến mitotane (Lysodren) và bác sĩ thú y không còn kê đơn nhiều nữa. Nguyên nhân là do loại thuốc này ít tốn chi phí nhưng để lại nhiều tác dụng phụ. Ngoài việc cho chó dùng thuốc đúng liều, đúng lượng chủ nuôi nên đưa chúng đi thăm khám, kiểm tra thường xuyên và xét nghiệm máu để đảm bảo rằng việc điều trị diễn ra hiệu quả nhất. 

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ thú y đã vạch ra, kết hợp theo dõi chặt chẽ hành vi và triệu chứng của vật nuôi, đồng thời cho chúng uống thuốc đúng liều lượng vào đúng thời điểm. Bạn và bác sĩ thú y có thể phối hợp cùng nhau để thú cưng nhận được sự chăm sóc tốt nhất và mau mau bình phục nhé. 

Trên đây là “tất tần tật” những chia sẻ của Pet Choy về căn bệnh Cushing ở chó, chúng mình hy vọng sẽ giúp ích được chủ nuôi trong việc chăm sóc, điều trị bệnh cho chó cưng nhà mình. Chúc chó yêu của bạn sẽ hồi phục nhanh chóng và thỏa sức chạy nhảy nhé. 
 

article