Sức khỏe

VIÊM LOÉT MIỆNG Ở MÈO: 6 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

VIÊM LOÉT MIỆNG Ở MÈO: 6 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm loét miệng là tình trạng khiến chủ nuôi “đau đầu” mỗi khi mèo cưng mắc phải. Bởi lẽ vết viêm, loét khiến vật nuôi ăn không ngon ngủ không yên, đau nhức liên hồi làm bạn cũng lo lắng, bất an theo. Nếu đang gặp phải vấn đề trên và chưa tìm được nguyên nhân thì bạn có thể tham khảo ngay bài viết bên dưới, Pet Choy sẽ mách bạn những 6 lý do phổ biến nhất và kèm hướng dẫn giải quyết cho mỗi cách. Mời bạn cùng tham khảo. 

1. Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do viêm nướu 

Nếu chủ nuôi không quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho mèo cưng thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nướu. Lâu dần, viêm nướu sẽ tiến triển thành viêm loét miệng, lan ra khỏi rìa nướu. Một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất là mèo cưng bị đau dữ dội mỗi khi ăn, hôi miệng, không thích thức ăn cứng, chảy nước dãi nhiều và đóng mở miệng khó khăn. Khi quan sát bên trong, chủ nuôi sẽ phát hiện tình trạng chảy máu và nướu của mèo tổn thương nghiêm trọng, trong trường hợp viêm loét tiến triển quá nhanh, chủ nuôi cần đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất để có sự can thiệp kịp lúc. 

Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do viêm nướu

Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do viêm nướu 

2. Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do ung thư tế bào vảy 

Nguyên nhân này ít phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra, theo đó ung thư tế bào vảy là bệnh khá nguy hiểm, tồn tại ở dạng khối u hoặc vết lở loét rồi lan nhanh sang các khu vực lân cận. Khi phát hiện mèo bị lở loét, viêm miệng, nhiều chủ nuôi chủ quan vì cho rằng đây chỉ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, khi phát triệu chứng ngày một nặng hơn, kèm theo sốt cao, bỏ ăn, chủ nuôi cần mang mèo đến trạm thú y. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sinh thiết, xét nghiệm để chẩn đoán rốt cuộc mèo có bị ung thư tế bào vảy hay không, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

3. Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do chất hóa học 

Mèo thường rất nhạy cảm với môi trường sống, khi dính hóa chất độc hại trên lông hoặc chân, phản ứng đầu tiên của chúng là liếm láp. Các trường hợp loét miệng nghiêm trọng và thường gặp nhất là khi vật nuôi tiếp xúc với chất lỏng tẩy rửa gia dụng. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bạn không nên cho chúng lại gần những khu vực chứa chất hóa học như nước rửa chén, nước lau sàn, javen,... 

4. Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do tác động vật lý 

Đôi khi những tổn thương vật lý như dị vật mắc kẹt trong khoang miệng, xương thức ăn bám chặt vào nướu răng cũng khiến mèo bị viêm loét miệng đó chủ nuôi ơi. Những lúc này, bạn nên quan sát xem vật nuôi có kèm theo triệu chứng bỏ ăn, chán ăn không nhé. Sau đó, bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng mở miệng của mèo cưng ra và quan sát bên trong. Nếu thấy điều gì bất thường, bạn đừng tự ý thao tác mà nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y vì họ là những người có chuyên môn, sẽ giúp vật nuôi lấy dị vật ra khỏi miệng mà không để lại tổn thương nào. 

Đôi khi xương thức ăn bám chặt vào nướu răng cũng khiến mèo bị viêm loét miệng

Đôi khi xương thức ăn bám chặt vào nướu răng cũng khiến mèo bị viêm loét miệng

5. Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do virus 

Khi nhiễm virus cúm mèo và virus herpes, vật nuôi sẽ có biểu hiện lở loét vùng miệng, nướu răng. Đầu tiên, hai dạng virus này bắt đầu ở một điểm và dần lan rộng ra khắp viền môi, miệng, nướu, khiến mèo cưng đau nhức. Nếu phát hiện mèo bị viêm miệng kèm theo những biểu hiện như chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh lá cây, ho, viêm mắt, chán ăn,... thì bạn cần đưa mèo đến trạm thú y gần nhất để được thăm khám kịp thời. Lưu ý tuyệt đối không nên tự mua thuốc bên ngoài để tránh tình trạng mèo trở nặng bạn nhé! 

6. Cách điều trị khi mèo viêm loét miệng do suy thận 

Những vết loét trắng kỳ lạ trên nướu răng mèo thường có mối liên hệ mật thiết đến hội chứng tăng ure máu. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy một vết loét khác ở mép lưỡi, điều này xảy ra do nồng độ chất độc trong máu cao thường được bài tiết qua thận. Đáng buồn thay, urê máu là dấu hiệu đã muộn của bệnh suy thận và mèo cần được cấp cứu ngay. Do đó, khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên của vật nuôi, bạn không nên lơ là. Ngoài ra, chủ nuôi cũng nên kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ cho mèo cưng để bảo vệ mèo khỏi căn bệnh suy thận này nhé! 

 Lưu ý cho chủ nuôi: Ông bà thường có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế trong trong quá trình nuôi dưỡng mèo cưng,   bạn nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng của chúng nhiều hơn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp ngăn chặn tình trạng   viêm loét miệng ở mèo. Mời chủ nuôi cùng tham khảo: 

  1. Làm sạch răng miệng cho mèo ít nhất 1 tuần/1 lần bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng
  2. Hạn chế cho mèo ăn xương động vật
  3. Tiêm chủng định kỳ để ngăn ngừa một số bệnh như cúm mèo, suy thận
  4. Đưa mèo đến cơ sở thú y để thăm khám sức khỏe 6 tháng/lần 

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp 6 nguyên nhân phổ biến nhất khiến mèo bị viêm loét miệng và hướng xử lý cho từng trường hợp. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên lưu lại những mẹo nhỏ giúp phòng tránh bệnh viêm loét miệng ở mèo nhé. Chúc cho mèo cưng của bạn sớm ngày khỏe mạnh và chạy nhảy vui đùa như trước! 
 

article