Sức khỏe

DINH DƯỠNG CHO CHÓ BỊ BỆNH TIẾT NIỆU

DINH DƯỠNG CHO CHÓ BỊ BỆNH TIẾT NIỆU

Dạo trước có một quảng cáo gây “ám ảnh” mọi người dùng Youtube. “Nhà tôi ba đời chữa sỏi thận”!. Nghe có vẻ buồn cười nhưng rất nhiều người và cả nhiều chú chó đang phải trải qua những sự đau đớn với căn bệnh thuộc hệ tiết niệu này. Khác với chúng ta, không có các lương y “ba đời chữa sỏi thận cho.. chó”. Vậy bạn phải làm gì? 

 

Bài viết này tôi không đề cập đến những vấn đề chuyên môn về giải phẫu hay phương pháp chữa trị. Hãy tin tưởng và dành việc đó cho các bác sĩ thú y. Bạn có một việc quan trọng hơn cần chuẩn bị, đó là những kiến thức về DINH DƯỠNG CHO CHÓ BỊ BỆNH TIẾT NIỆU.

 

1. Bệnh tiết niệu làm gì mà khiến người ta kinh hãi đến thế?

 

Không phải bệnh nan y nhưng các bệnh tiết niệu vẫn khiến nhiều người khiếp đảm bởi mức độ nguy hiểm cũng như sự khó chịu. Người bị bệnh tiết niệu nói chung thường xuyên trải qua cảm giác đau, rát, khó chịu. Loài chó cũng vậy! Đáng lo ngại hơn là các bệnh về đường tiết niệu ở chó không phải là bệnh hiếm gặp. Mỗi năm, có từ 2 đến 3% số lượng chó trên thế giới mắc căn bệnh này. Hai bệnh tiết niệu thường gặp nhất ở chó là nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận. Trong sỏi thận, sỏi Struvites và sỏi Canxi oxalat chiếm đến 90% các ca bệnh.

 

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đi sâu về chế độ dinh dưỡng cho những chú chó bị sỏi thận - một trong những rối loạn của hệ tiết niệu phổ biến nhất.

 

2. Dinh dưỡng cho chó bị bệnh tiết niệu

 

2.1. Chó bị sỏi Struvites

 

Để hiểu về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với những chú chó bị sỏi Struvites, tôi sẽ giới thiệu qua về cách điều trị. Điều trị Sỏi có hai cách, phẫu thuật loại bỏ hoặc để sỏi tự phân hủy nhờ việc quản lý dinh dưỡng (Treatment options for dogs with struvite uroliths include physical removal of uroliths or dissolution via nutritional management.). Sau khi đã loại bỏ được sỏi nhiễm trùng, chế độ ăn đóng vai trò giúp chó phục hồi.  Đồng thời nó cũng làm giảm nguy cơ tái hình thành sỏi.

 

Các lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho chó bị sỏi Struvites.

 

-  Nước

Nước là thứ cần tăng cường trong cả quá trình hòa tan (dissolution) và chế độ dinh dưỡng. Lượng nước tăng lên sẽ giúp đạt trọng lượng riêng (gravity) từ 1.020 hoặc ít hơn. Thêm vào đó, uống nước nhiều giúp kích thích việc tiểu tiện, làm giảm thời gian lưu trữ sỏi cũng như ngắn chúng tái phát triển. Nói cách khác, uống nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định sỏi Struvites có tái phát hay không.

 

Các bác sĩ khuyến khích cho chó ăn những loại thức ăn có nhiều nước như thức ăn đóng hộp. Nếu chó của bạn ăn hạt, bạn nên xem xét việc thêm nước vào đồ ăn của chúng.

 

- Chất đạm

Để hòa tan sỏi Struvites, bạn cần hạn chế lượng Đạm trong mỗi bữa ăn của chó. Chất Đạm giảm, nồng độ Urê ở tủy thận giảm, góp phần trong quá trình đa niệu bắt buộc và tăng lượng nước tiểu. Chỉ số USPG thấp, cộng với lượng nước tiểu tăng giúp quá trình hòa tan sỏi diễn ra nhanh hơn. 

 

Để hòa tan (dissolve) sỏi, lượng Đạm cần ở mức 8% DMB (lượng chất khô cơ bản) hoặc ít hơn. Nếu đang trong quá trình quản lý dinh dưỡng, con số ấy cũng không được quá 25% để giảm nồng độ Urê trong nước tiểu.

 

Những loại thực phẩm giàu Đạm thường có chứa nhiều phốt pho, đây cũng là chất dinh dưỡng cần được kiểm soát.

 

- Phốt pho

Để hòa tan sỏi, lượng Phốt pho nên được giới hạn ở mức 0,1% DMB hoặc ít hơn. Trong quá trình quản lý dinh dưỡng, lượng Phốt pho không được quá 0,6% DMB.

 

- Magiê

Các tinh thể sỏi Stravites có nguy cơ xuất hiện khi lượng Magiê trong nước tiểu bị dư thừa. Để phòng tránh việc này, bạn cần giảm nồng độ Magiê trong nước tiểu, bằng cách giữ con số Magiê ở mức lý tưởng. Để hòa tan sỏi, Magiê nên nhỏ hơn 0,02%. Trong quá trình quản lý dinh dưỡng, Magiê nên ở mức 0,06% DMB.

 

- pH nước tiểu

Chế độ quản lý dinh dưỡng giúp các bác sĩ thú y nhận biết nguy cơ mắc sỏi Stravites ở chó ngay cả khi chúng không biểu hiện dấu hiệu ra ngoài. Các thực phẩm trong chế độ quản lý dinh dưỡng tạo ra độ pH nước tiểu từ 6,2 - 6,4 hoặc thấp hơn. Nếu một chú chó đang trong quá trình quản lý dinh dưỡng mà có độ pH nước tiểu là 8, bạn cần đưa chúng đi kiểm tra xem có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. (Struvite urolith management foods produce an acid urine pH of 6.2-6.4 or below. If a dog is on a struvite management food and has urine a pH of 8, it warrants further testing for a urinary infection. For dissolution, the pH target is 5.9- 6.1 and for management 6.2-6.4)

 

Để hòa tan sỏi, lương pH cần đạt từ 5,9 - 6,1 và trong quá trình quản lý dinh dưỡng là từ 6,2 - 6,4.

 

2.2. Sỏi Canxi Oxalat 

 

Khác với sỏi Stravites,sỏi Canxi Oxalat chưa thể hòa tan bằng chế độ dinh dưỡng. Tháy vào đó, nó cần phẫu thuật để loại bỏ bằng phương pháp mổ nội soi (Voiding urohydropulsion)

 

Sau khi loại bỏ sỏi, việc cần thiết vẫn là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sỏi Canxi Oxalat là loại sỏi chuyên hóa và có thể tái phát. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp làm chậm quá trình tái xuất và giảm nguy cơ với quá trình cải tạo niệu quản.

 

Các lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho chó bị sỏi Canxi Oxalat.

 

- Nước

Những lưu ý về lượng nước cho chó bị sỏi Canxi Oxalat tương tự như trường hợp bị sỏi Stravites đã kể trên.

 

- Chất Đạm

Quá nhiều chất Đạm có thể dẫn đến việc tăng bài tiết canxi và giảm bài tiết citrat trong nước tiểu. Bạn nên tránh những thực phẩm nhiều Đạm nếu chú chó của bạn có tiền sử bị sỏi Canxi Oxalat. Lượng Đạm được khuyến nghị là 10 - 18% DMB.

 

- Canxi và Axit oxalic

Giảm cả Canxi và Oxalat trong chế độ ăn uống là điều quan trọng để kiểm soát việc hình thành sỏi Canxi Oxalat. Lượng Canxi nên được giảm xuống còn từ 0,4 - 0,7% DMB.

 

- Phốt pho

Phốt pho nên giao động từ 0,3 - 0,6% DMB. Tỷ lệ canxi/phốt pho nên là 1,1:1 đến 2:1

 

- Natri

Natri clorua có thể khiến chó khát nhiều hơn và cũng đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, dư thừa natri sẽ khiến lượng canxi bài tiết qua nước tiểu tăng và dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi Canxi Oxalat và sỏi Phốt phát, nhất là khi độ pH của nước tiểu cao. Lượng Natri trong thực phẩm quá cao cũng có thể là nguyên nhân khiến những chú chó nhạy cảm với muối bị tăng huyết áp.

 

Để ngăn ngừa sự hình thành của sỏi, lượng Natri nên ở mức dưới 0,3% DMB.

 

- Magiê

Việc bổ sung Magiê đối với con người đã có chỉ định cụ thể nhưng với loài chó chúng ta cần thêm những nghiên cứu khác để đi đến kết luận. Với các kết quả nghiên cứu hiện tại, bạn không nên bổ sung Magiê với những chú chó đang bị sỏi Canxi Oxalat. Lượng Magiê nên ở mức 0,4 - 0,15% DMB.

 

- Vitamin C

Việc axit hóa nước tiểu là điều không hề được khuyến khích với một chú chó đang bị sỏi canxi oxalat. Vitamin C là tiền chất của oxalat. Bởi vậy, bạn không nên cung cấp Vitamin C cho chó ở thời điểm này.

 

- PH nước tiểu

Tải lượng axit là “công cụ” đo lường độ pH nước tiểu chuẩn của một chú chó khỏe mạnh. Độ pH đó cần được duy trì trên 7 với những chú chó đang bị sỏi Canxi Oxalat.

 

- Các chất kiềm hóa nước tiểu

Một trong những chất có thể kiềm hóa nước tiểu đó là Kali citrat. Kali citrat được sử dụng để có được độ pH mong muốn. Độ pH được khuyến nghị là 7,1 - 7,57. Bên cạnh đó, Kali citrate cũng được bài tiết qua nước tiểu và có khả năng ức chế tạo sỏi Canxi Oxalat.

 

- Vitamin B6

Vitamin B6 rất cần thiết với những chú chó bị sỏi Canxi Oxalat. Sự thiếu hụt vitamin B6 sẽ dẫn đến việc sản sinh sỏi Axit Oxalic. Một chú chó khỏe mạnh nên nhận được 1,5mg/kg DMB.

 

- Vitamin D

Vitamin D có rất nhiều công dụng, thế những với những chú chó bị sỏi Canxi Oxalat, quá nhiều vitamin D sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi ở ruột. Vậy nên, nếu chó của bạn có tiền sử bị sỏi Canxi Oxalat, sử dụng Vitamin D có liều lượng. 500 đến 1500 IU/kg DMB là con số vitamin D được khuyến nghị sử dụng trong trường hợp này.

 

Ngoài các vấn đề về chữa trị, các bệnh về đường tiết niệu nói chung cần rất nhiều lưu ý trong chế độ ăn uống. Một chế độ ăn tốt không những giúp chú chó của bạn phục hồi sức khỏe mà còn giảm thiểu đáng kể nguy cơ tái bệnh. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp bệnh lý tôi luôn khuyến khích bạn hỏi và làm theo chỉ định của bác sĩ thú ý. Việc tìm hiểu thêm sẽ giúp bạn chắc kiến thức hơn nhưng cũng không thể thay thế quyết định của bác sĩ đâu nhé.

article