Dinh dưỡng

Chó mang thai nên ăn gì để “mẹ tròn con vuông”?

Chó mang thai nên ăn gì để “mẹ tròn con vuông”?

Với những người nuôi chó, có lẽ điều hạnh phúc nhất là khi được thấy cún cưng phát triển khỏe mạnh, tung tăng chơi đùa và khi được chào đón một lứa cún cưng mới nữa sắp ra đời. Cô chó mang bầu là một tin vui nhưng đồng thời cũng là tin khiến bạn rất lo lắng, hồi hộp vì chưa biết làm cách nào để chăm sóc tốt nhất, chào đón những cún cưng sắp chào đời. Đặc biệt là trong những bữa ăn hàng ngày, bạn đôi khi nhìn thấy chó mẹ bỏ bữa hoặc ăn không ngon miệng mặc dù thức ăn bạn chế biến vô cùng thơm ngon hấp dẫn. Nếu những lo lắng và hồi hộp đó vẫn thường trực thì đã đến lúc bạn cần tìm hiểu để nắm rõ về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp cho chó mẹ bầu rồi đấy.   


Dinh dưỡng tốt tạo tiền đề cho quá trình sinh sản và mang thai thành công

Việc chăm sóc và cho chó mẹ ăn đúng cách nên bắt đầu từ rất lâu trước khi chúng thực sự được phối giống, thậm chí trước khi chu kỳ động dục của chúng bắt đầu.
Chó nên được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng để đảm bảo có sức khỏe tốt trước khi bắt đầu mang thai. Đây là việc cần thiết thực hiện để chắc chắn chúng không có bất kỳ bất thường nào về thể chất có thể gây nguy hiểm cho việc mang thai hoặc nuôi con cũng như không tiềm ẩn nguy hiểm nào trong điều kiện di truyền. Chó mẹ cũng nên được kiểm tra và điều trị các ký sinh trùng bên trong cũng như bên ngoài có thể làm suy giảm sức khỏe hoặc truyền nhiễm sang chó con. Việc tiêm tất cả các loại vắc-xin thích hợp, được xác định với sự tư vấn của bác sĩ thú y là một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị trước khi chó mang thai.
Các chuyên gia dinh dưỡng thú y cho rằng tình trạng suy dinh dưỡng của chó cái trước khi phối giống và trong khi mang thai là một trong những yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ tử vong ở chó con sơ sinh (ước tính là từ 20 đến 30%). Cũng giống với quá trình tăng trưởng, sinh sản là một trạng thái sinh lý với các nhu cầu dinh dưỡng vượt quá nhu cầu của giai đoạn duy trì. Chó cái đang mang thai hoặc mới sinh con sẽ dựa vào nguồn dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể trước và trong khi mang thai. Chó bị suy dinh dưỡng sẽ không có đủ protein, vitamin, khoáng chất và năng lượng cần thiết để hỗ trợ quá trình mang thai.
Ngược lại, béo phì là vấn đề phổ biến nhất liên quan đến dinh dưỡng trong quá trình sinh sản của chó. Béo phì có thể làm tăng khoảng cách giữa các chu kỳ động dục, làm giảm khả năng sinh sản suốt đời. Béo phì cũng có thể làm giảm số lượng trứng rụng vào thời điểm rụng trứng, dẫn đến kích thước lứa đẻ nhỏ hơn và làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn sản (khó đẻ chó con). Cuối cùng, nó có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa trong thời kỳ cho con bú, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự tăng trưởng của chó con. Vì vậy, chó thừa cân hoặc béo phì nên được giảm cân trước khi phối giống.

Nhu cầu và chế độ dinh dưỡng cho chó mang thai

Dinh dưỡng tối ưu cho sinh sản rất quan trọng đối với:

  • Thụ thai/mang thai thành công
  • Tối ưu hóa số lượng chó con mỗi lứa
  • Cung cấp cho chó mẹ khả năng sinh sản tốt nhất cho đàn con của mình
  • Chó con phát triển mạnh cả trước và sau khi sinh.

Quá trình mang thai ở chó kéo dài trung bình khoảng 63 ngày (9 tuần) và được chia thành 3 giai đoạn: Đầu thai kỳ, giữa thai kỳ và cuối thai kỳ. Chó mẹ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ sẽ tăng khoảng 15-20% so với trọng lượng lúc sinh sản. Việc cho ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì vào cuối thai kỳ, làm kéo dài hoặc tăng nguy cơ chuyển dạ khó và gây nguy hiểm cho chó con. Ngược lại, cho ăn ít trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến mất phôi, thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai tự nhiên hoặc thai chết lưu, kích thước lứa đẻ nhỏ, chó con nhẹ cân không phát triển được.
Trong giai đoạn đầu (3 tuần đầu) của thời kỳ mang thai của chó mẹ, do thai vẫn dần phát triển khá chậm nên nhu cầu dinh dưỡng của chó về cơ bản giống như nhu cầu đối với chó trưởng thành. Hiện tượng biếng ăn, bỏ ăn thường xảy ra trong 3 - 4 tuần đầu chó mang thai và sẽ sớm kết thúc sau khoảng 1 tuần. Sau đó, nếu chó vẫn biếng ăn, bỏ ăn dài ngày thì bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám. Điều quan trọng cần lưu ý trong giai đoạn thai kỳ là giữ để chó không bị sút cân hay suy yếu thể trạng. Nên theo dõi cân nặng và tình trạng cơ thể để tăng cường cho ăn khi cần thiết. Chó thường không bị thừa cân hoặc béo phì do cho ăn quá nhiều trong giai đoạn này và ăn dặm là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng cơ thể và sự tăng cân khi mang thai. Từ tuần thứ 4 trở đi, thai đã bắt đầu thành hình cũng là lúc bạn bắt đầu tăng khẩu phần lên từ từ cho đến tuần thứ 6 thì khẩu phần của chó mẹ phải nhiều hơn bình thường khoảng 25% – 50% và duy trì cho đến khi sinh.
Khi chó đang mang thai, chúng nên được cho ăn một chế độ ăn uống cân bằng và chất lượng cao trong suốt thời kỳ mang thai, mặc dù nhu cầu dinh dưỡng của chó cái mang thai chỉ tăng ở mức tối thiểu trong nửa đầu của thai kỳ. Thông thường chó mẹ sẽ kén ăn, cũng không thể ăn nhiều trong một lúc, do đó bạn cần lựa chọn các thực phẩm, dễ tiêu hóa, phù hợp với khẩu vị, đồng thời chia khẩu phần ra thành nhiều bữa nhỏ. Bạn có thể chế biến thức ăn theo nhiều cách khác nhau như xay bột mịn vỏ trứng, tôm, hoặc nấu thịt cua tôm, ruột trứng nghiền mịn rồi trộn vào thức ăn cho chó.
AKC (American Kennel Club) - tổ chức đăng ký phả hệ chó thuần chủng ở Hoa Kỳ, khuyến nghị chế độ ăn dinh dưỡng cho chó mang thai phải chứa ít nhất 29% protein và 17% chất béo. Lượng carbohydrate hòa tan cao và hàm lượng chất xơ thấp rất quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và tránh hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) vào cuối thai kỳ. Việc hấp thụ đủ lượng canxi (từ 1 đến 1,8%) và lượng phốt pho (từ 8 đến 1,6%) là rất quan trọng để chó cái sản xuất đủ sữa và hình thành xương cho chó con đúng cách. DHA cũng rất quan trọng đối với hệ thần kinh đang phát triển của chó con. Thêm vào đó, các bác sĩ thú y khuyên chó mẹ bầu nên uống sữa bổ sung dinh dưỡng cho chó con. Bạn cũng có thể tham khảo bác sĩ thú y về các loại thuốc bổ cho chó mang thai chứa đầy đủ các yếu tố vi lượng như kẽm, magie, sắt, B12, acid folic… Sữa và thuốc bổ chứa hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất rất cao sẽ đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Không nên bổ sung quá nhiều canxi cho chó mẹ nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ, trừ khi được bác sĩ thú y chỉ dẫn cụ thể. Quá nhiều canxi trong thức ăn cho chó mang thai có thể làm tăng nguy cơ khó đẻ, gây ra chứng tích tụ canxi ở mô mềm hay các khớp chi dị tật ở chó con. Canxi cho chó mẹ cần phải được bổ sung ngay từ khi còn chưa mang thai. Tức là bạn luôn cần bổ sung canxi trong thức ăn cho chó chứ không phải chỉ đến khi chó mang thai mới bắt đầu bổ sung canxi. Loại thức ăn bổ sung canxi cho chó mẹ "số 1" chính là các sản phẩm sữa. Phô mai, sữa chua, trứng… cũng là các loại thực phẩm giàu canxi, dễ chế biến cho chó giai đoạn này. Một số chuyên gia dinh dưỡng tin rằng vào giai đoạn thai kỳ cuối, bạn nên cho chó bổ sung 2 loại axit béo EPA và DHA. Hai loại axit này có tác dụng tăng cường sự linh hoạt hệ thần kinh của chó mẹ và chó con. Đảm bảo cho chúng sự phát triển thể chất toàn diện nhất.
Chó cưng luôn cần một chế độ ăn uống cân bằng và chất lượng cao, nhất là khi chúng đang trong trong giai đoạn mang thai. Chó mẹ thường sẽ kén ăn, không thể ăn nhiều trong một lúc, do đó bạn cũng cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa và phù hợp với khẩu vị của chúng. Để quá trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng chó cưng được diễn ra an toàn và thuận lợi, Pet Choy với dòng sản phẩm Tasty dành cho cún trên 12 tháng tuổi sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Mỗi món ăn từ dòng Tasty luôn chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cả “mẹ” và “bé” như đạm, sắt, vitamin B6, canxi, phốt-pho, kẽm, vitamin A, B… Mùi vị thơm ngon, đa dạng (từ thịt gà, heo, bò) cũng sẽ khắc phục phần nào tình trạng kén ăn cho chó mẹ. Quan trọng hơn hết, mỗi sản phẩm của dòng Tasty (cũng như sản phẩm từ các dòng khác) đều đã được Pet Choy xác định và điều chỉnh chính xác tổng lượng calo trong khẩu phần thức ăn dựa trên yêu cầu cụ thể, để tránh việc cho ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì vào cuối thai kỳ. Vì vậy, nếu không có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng từng bữa ăn cho chó mẹ đang mang thai, chủ nuôi có thể yên tâm chọn lựa các món khoái khẩu của chó cưng trong menu Tasty nhé.
Đi cùng với niềm hân hoan khi biết chó mang thai đó chính là những lo lắng về việc chăm sóc chó mẹ sao cho chúng khỏe mạnh nhất để có thể "vượt cạn" thành công. Các giai đoạn sinh sản khác nhau như động dục, mang thai, cho con bú và cai sữa đều tạo ra những thay đổi, áp lực riêng lên cơ thể chó mẹ. Mỗi giai đoạn yêu cầu chúng ta - những chủ nuôi phải dành các mối quan tâm cụ thể hơn về dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của cả chó mẹ lẫn chó con. Để làm được điều này, mỗi chủ nuôi không chỉ cần chuẩn bị tinh thần, tình yêu thương trọn vẹn mà còn cần trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết. Cẩm nang Pet Choy luôn ở đây để đồng hành, hỗ trợ cung cấp thật nhiều thông tin và kiến thức quý giá ấy. (Theo dõi thêm các bài viết bổ ích tại Cẩm nang Pet Choy)

article