Dinh dưỡng

MÁCH BẠN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO 3 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THÚ CƯNG

MÁCH BẠN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO 3 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THÚ CƯNG

Trong mỗi giai đoạn phát triển, chó mèo sẽ cần nguồn dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo phát triển toàn diện, phù hợp, tránh tình trạng dư hoặc thừa chất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, vòng đời mà thú cưng phải trải qua có 3 giai đoạn: vừa mới sinh - trưởng thành - già đi. Bài viết dưới đây sẽ mách chủ nuôi cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho từng thời kỳ phát triển của chó mèo, mời bạn cùng theo dõi đế có thêm thông tin hữu ích! 

1. 2 lý do cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho từng thời kỳ 

1.1. Hạn chế bổ sung thừa hoặc thiếu dưỡng chất 

Chó mèo hay bất kỳ loài động vật nào khác đều có đặc điểm giống con người là cần được bổ sung đủ dưỡng chất cho từng thời kỳ để phát triển toàn diện, tránh tình trạng thừa chất này, hụt chất kia. Bởi thực tế, chó mèo ăn quá ít sẽ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến tình trạng ốm yếu, gầy gò, kiệt sức, chậm lớn. Ngược lại, khi chó mèo ăn quá nhiều thì lượng thức ăn thừa, không được tiêu hóa hết sẽ chuyển sang dạng mỡ thừa tích tụ dưới lớp da, khiến chó mèo đối mặt với tình trạng béo phì, thừa cân. 

1.2. Ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa 

Ở mỗi giai đoạn phát triển, hệ tiêu hóa của mèo cưng sẽ có cấu tạo riêng biệt để phù hợp với thể trạng, độ tuổi. Ví dụ chó mèo mới sinh có hệ tiêu hóa tương đối nhạy cảm, chưa thích ứng hoàn toàn, nếu chủ nuôi vội cho mèo ăn thô thì sẽ khiến dạ dày không kịp xử lý thức ăn, gây ra chứng chướng bụng, khó tiêu, thậm chí nôn trớ, hóc nghẹn. Do vậy, việc xây dựng khẩu phần ăn cho từng giai đoạn phát triển khác nhau không chỉ đảm bảo hàm lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể chó mèo mà còn góp phần ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. 

2 lý do cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho từng thời kỳ

2 lý do cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho từng thời kỳ 

2. Giai đoạn 1: Thú cưng còn nhỏ - hệ miễn dịch non yếu 

Đối với chó mèo mới sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Bởi trong sữa của chó/mèo mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể, tạo tiền đề cho hệ miễn dịch khỏe mạnh về sau của chó mèo con. Đặc biệt, trong khoảng 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi sinh, chó/mèo mẹ sẽ tiết ra sữa non - loại sữa quý giá bậc nhất với hàm lượng dinh dưỡng đáng gờm - hỗ trợ chó/mèo con củng cố hệ rào miễn dịch, tránh được nhiều bệnh sau này. 

Mèo con và chó con thường bú sữa mẹ cho đến khi chúng được 7 đến 8 tuần tuổi. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể cho chó mèo cưng tập “nhấm nháp” một lượng nhỏ thức ăn ướt được xay/nghiền nhuyễn để chúng cai sữa và làm quen dần. Thực phẩm cho giai đoạn này cần đảm bảo độ mềm, ẩm, dễ thưởng thức như thịt gà luộc xé nhỏ, nghiền nhuyễn, súp bí đỏ trộn sữa mẹ,... để chó mèo không bị hóc nghẹn. Lưu ý bạn chỉ cho chúng dùng một lượng thật nhỏ để làm quen thôi nhé! 

Giai đoạn 1: Thú cưng còn nhỏ - hệ miễn dịch non yếu

Giai đoạn 1: Thú cưng còn nhỏ - hệ miễn dịch non yếu 

3. Giai đoạn 2: Thú cưng trưởng thành - phát triển tốt 

Bước vào giai đoạn trưởng thành, thú cưng cần chế độ dinh dưỡng phức tạp hơn so với giai đoạn trước. Do vậy, chủ nuôi cần thấu hiểu đặc tính khác biệt giữa chó và mèo để xây dựng khẩu phần hợp lý cho từng loài. Cụ thể: 

1 - Chế độ dinh dưỡng cho mèo trưởng thành 

Mèo là loài ăn thịt và cần chế độ ăn giàu protein động vật. Vì thế, bạn không nên áp dụng chế độ ăn thuần chay hoặc thuần protein thực vật ở mèo trưởng thành. Để phát triển tốt nhất, chúng cần được cung cấp những dưỡng chất thiết yếu như các axit amin (taurine, arginine, methionine và tyrosine đến từ động vật), chất béo, vitamin A, D và E. Một số thực phẩm tốt cho mèo giai đoạn này có thể kể đến như cá ngừ, bò, gà, bí đỏ,... 

2 - Chế độ dinh dưỡng cho chó trưởng thành 

Chó là động vật ăn tạp nên chúng cần nguồn dinh dưỡng đa dạng từ động vật và thực vật. Để chó cưng khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đủ nước,  protein, chất béo, carbs, và một số vitamin, khoáng chất khác (vitamin A, B, D, E,...). Một số thực phẩm chủ nuôi có thể bổ sung cho chó trưởng thành bao gồm: bò, chim cút, heo, vịt, trứng, các loại đậu, bí đỏ,... 

3 - Chế độ dinh dưỡng cho chó, mèo đang mang thai hoặc mới sinh 

Đối với chó mèo bước vào giai đoạn mang thai hoặc mới sinh con, yêu cầu hàm lượng calo sẽ cao hơn mức bình thường do chúng cần bù đắp năng lượng cũng như tạo sữa cho chó con, mèo con. Để chó mèo không bị thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình thai nghén và sau sinh, chủ nuôi cần lưu ý bổ sung dưỡng chất cho chúng từ giai đoạn mới mang thai. Nếu bạn vẫn còn lăn tăn chưa biết làm thế nào thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ thú y. 

Giai đoạn 2: Thú cưng trưởng thành - phát triển tốt

Giai đoạn 2: Thú cưng trưởng thành - phát triển tốt 

Ngoài ra, lượng thức ăn của chó mèo sẽ phụ thuộc vào kích thước và mức độ hoạt động của chúng (hoạt động ngoài trời, chạy nhảy nhiều sẽ tiêu tốn năng lượng nên cần ăn khẩu phần cao hơn bình thường). Nhằm hỗ trợ chủ nuôi bận rộn không có thời gian cân đo đong đếm khẩu phần, Pet Choy sẽ gợi ý ngay cho bạn 2 dòng pate tươi được các chuyên gia, bác sĩ thú y khuyên dùng và đong đếm sẵn hàm lượng dinh dưỡng: 

Pate tươi dành cho mèo: Dòng Tasty dành cho mèo trên 3 tháng tuổi (bao gồm Bò Vô Miệng, Búp-phê Hải Sản, Cá Ngừ Đại Ca, Gà Cá Hợp Lực, Gà Vỗ Béo, Heo Lăn Xả).
Pate tươi dành cho chó: Dòng Tasty dành cho chó trên 3 tháng tuổi (bao gồm Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội). 

4. Giai đoạn 3: Thú cưng đã già đi - sức khỏe yếu dần 

Khi bước vào độ tuổi “xế chiều”, nhu cầu dinh dưỡng của thú cưng cũng có nhiều thay đổi so với giai đoạn mới sinh hoặc trưởng thành. Nhìn chung, các cô cậu mèo được đánh giá là đã già đi khi chúng ngấp nghé bước qua tuổi thứ 7. Trong nhiều trường hợp, một số chó, mèo còn “già trước tuổi” khi mới sang năm thứ 6 đã có dấu hiệu lão hóa, yếu ớt. 
Trong khoảng thời gian này, chủ nuôi cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của chó mèo bằng cách đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y định kỳ để thăm khám, chẩn đoán. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp chó mèo già dễ tiêu hóa thức ăn, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, béo phì,... 

Giai đoạn 3: Thú cưng đã già đi - sức khỏe yếu dần

Giai đoạn 3: Thú cưng đã già đi - sức khỏe yếu dần 

Cụ thể, thay vì cho chúng ăn định kỳ 3 bữa một ngày như lúc trước, bạn có thể chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa khoảng ½ khẩu phần lúc trước. Chủ nuôi ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu protein, chất xơ để cơ, xương của chó mèo già thêm săn chắc, cứng cỏi, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa bệnh béo phì. Đồng thời, bạn cũng hạn chế bổ sung chất béo để ngừa táo bón hoặc khó tiêu ở chó mèo già. 

Trên đây là những chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho 3 giai đoạn phát triển của thú cưng, Pet Choy hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và ứng dụng được trong quá trình chăm sóc chó mèo của mình. Chúc chó mèo nhà bạn luôn khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn nhé! 
 

article