Hẳn có nhiều bạn mơ ước được nuôi một 1 bé cún thật dễ thương, nhưng vẫn chưa vượt qua được "rào cản" lớn nhất chính là sự cấm cản của bậc phụ huynh. Để nhận được sự đồng ý của ba mẹ trong việc nhận nuôi chó, bạn cần phải đưa ra những lí do có sức thuyết phục cao.
Nhằm hỗ trợ bạn về vấn đề này, Pet Choy sẽ đưa ra những bước làm cụ thể để bạn có thể dễ dàng thuyết phục ba mẹ cho mình nhận nuôi thú cưng. Hãy hiểu rằng bạn cần kiên nhẫn và dành thời gian cho ba mẹ suy nghĩ. Để thuyết phục ba mẹ thành công, bạn sẽ cần trải qua ba giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1 - Khơi gợi ý tưởng về việc nuôi chó
Đây là giai đoạn khởi đầu, nhằm thể hiện với ba mẹ rằng bạn đang có ý định và mong muốn nuôi chó. Trong giai đoạn này, bạn có thể đưa ra những lí do bên dưới đây để khơi gợi cho ba mẹ hiểu:
1. Vẽ ra viễn cảnh bé chó trở thành "cục cưng" trong gia đình.
Bạn cần nói chuyện để ba mẹ có thể hình dung được chú chó như một cầu nối giữa các thành viên trong gia đình, và làm cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên khăng khít hơn. Có rất nhiều hoạt động mà gia đình chủ nuôi và bé cún có thể tham gia cùng nhau như đi dạo, chơi đùa, chụp ảnh,... Một bữa ăn gia đình cũng sẽ trở nên sum vầy hơn khi có sự có mặt của một bé cún.
2. Nói với ba mẹ rằng khi nuôi chó, bạn sẽ thường xuyên ra khỏi nhà hơn.
Nhiều bậc phụ huynh thường phàn nàn rằng con cái mình cứ suốt ngày ru rú trong nhà, không chịu ra ngoài đường giao tiếp và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể bám vào vấn đề này để đưa ra lý do khơi gợi vì sao bạn muốn nuôi chó. Khi nuôi một chú chó, bạn sẽ dành nhiều thời gian chơi đùa ngoài trời với các bé, thậm chí là ra ngoài mỗi ngày để dắt chó cưng đi dạo.
3. Lấy việc nâng cao sức khỏe tinh thần làm lý do.
Từ lâu, chó đã đóng vai trò đắc lực như một liệu pháp chữa bệnh, đặc biệt là đối với các bệnh tâm lý. Người nuôi chó thường sống lâu hơn và hạnh phúc hơn. Chó còn có thể giúp xóa tan đi nỗi cơ đơn khi bạn hoặc ba mẹ bạn phải ở nhà một mình thường xuyên.
4. Một chú chó trung thành sẽ giữ an toàn cho ngôi nhà của bạn.
Bản năng chính của chó là bảo vệ bầy đàn, nghĩa là chúng sẽ sẵn sàng xả thân để bảo vệ gia đình bạn. Nếu được bạn huấn luyện chu đáo, chó sẽ nhận biết được những người thân có thể chào đón, và sủa báo hiệu khi có người lạ vào nhà. Nói cách khác, một chú chó trưởng thành được huấn luyện tốt sẽ vừa là một chiếc chuông báo động sống, vừa là "vệ sĩ" bảo vệ cho bạn và người thân. Nhưng tuyệt vời hơn cả là người "vệ sĩ" này lại có một tình yêu thương chân thành và sẵn sàng đồng hành cùng gia đình bạn suốt cuộc đời.
5. Giải thích với bố mẹ rằng nuôi chó sẽ giúp bạn sống có trách nhiệm hơn.
Để thể hiện mình sẽ có trách nhiệm với bé cún, bạn cần vạch rõ những kế hoạch và hoạt động dành cho chó. Dưới đây là một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo:
- Nuôi chó đồng nghĩa với việc bạn phải lập ra một thời gian biểu rõ ràng và làm theo nó. Cụ thể, bạn sẽ cần cho chó ăn, đi dạo và chơi đùa với chó trong những khung giờ nhất định.
- Từ thời gian biểu đã lập ở bên trên, bạn cũng sẽ cần đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm. Nghĩa là sẽ không còn cảnh thức khuya dậy trễ mà ba mẹ bạn hay phàn nàn nữa.
- Không chỉ giới hạn ở việc cho ăn và chơi đùa, chó cưng cũng sẽ dạy bạn về trách nhiệm trong rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Giai đoạn 2 - Đảm bảo bạn sẵn sàng nhận trách nhiệm chăm sóc chó
1. Chứng tỏ với ba mẹ rằng bạn đã hoàn toàn sẵn sàng để làm chủ một chú chó.
Cần phải xác định xem mong muốn nuôi chó của bạn xuất phát từ đâu, liệu đó là mong muốn lâu dài hay chỉ là cảm hứng nhất thời? Trong thực tế, việc nuôi chó sẽ ngốn nhiều thời gian, công sức và kể cả tiền bạc. Sẽ có rất nhiều điều bạn cần làm trước khi và trong khi nuôi chó. Vì vậy bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kĩ. Hãy hỏi bản thân rằng bạn có sẵn sàng hy sinh những điều trên khi nhận nuôi về một chú chó hay không.
2. Tìm cách để hỗ trợ cho chi phí.
Để là một người chủ chu đáo, có nhiều vấn đề mà bạn phải buộc chi trả tiền hàng tháng cho cún cưng. Những vấn đề này bao gồm thức ăn, khám sức khỏe định kì, đồ chơi, chi phí cắt tỉa lông. Trước tiên, bạn cần xem xét xem liệu mình có thể trả đủ các khoản này cho mỗi tháng hay không. Nếu câu trả lời là không, bạn cần tìm những công việc phù hợp để có thể trang trải chi phí chăm sóc chó.
3. Chứng tỏ rằng mình vẫn đang và sẽ làm tốt bổn phận trong nhà
Để chăm sóc được một sinh linh khác, trước tiên bản cần phải chăm sóc tốt cho chính mình trước. Hãy bắt đầu với những việc cơ bản như: Rửa chén, tự dọn giường, dọn phòng và giữ phòng sạch sẽ. Sau khi đã làm được những điều cơ bản này, bạn có thể cho ba mẹ thấy thiện chí của mình bằng cách nhận nhiều việc hơn.
4. Dùng điểm số để thuyết phục.
Nếu còn đi học, hãy chứng minh quyết tâm nuôi chó với ba mẹ qua điểm số. Tuy nhiên, bạn cần làm rõ những điều mà bạn muốn hứa với bố mẹ. Cụ thể như "Con sẽ đạt học sinh Giỏi trong học kì tới", hoặc "con sẽ đạt trên 8 điểm các bài kiểm tra Toán sắp tới"
5. Dành thời gian cho bố mẹ cân nhắc.
Dù là bất kì vấn đề lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần thời gian để suy nghĩ và xem xét. Ba mẹ bạn cũng không phải là ngoại lệ. Tránh nhắc đi nhắc lại chuyện nhận nuôi chó quá nhiều lần liên tục, sẽ làm ba mẹ khó chịu và gạt đi. Trong trường hợp ba mẹ vẫn không đồng ý, hãy tiếp tục kiên trì thể hiện mình là một đứa con ngoan có trách nhiệm. Đồng thời, thỉnh thoảng nhắc lại mong ước được nuôi chó của mình. "Mưa dầm thấm lâu", ba mẹ bạn rồi cũng sẽ dần thay đổi ý định.
Step 3 - Addressing your parents' concerns
Khi bắt đầu có những biểu hiện đồng ý, điều tiếp theo mà ba mẹ sẽ đưa ra là những mối lo ngại khi trong nhà có vật cưng. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy chủ động giải quyết những mối lo ngại này ngay từ đầu.
1. Nhận trách nhiệm dẫn chó đi dạo về phía mình.
Một trong những lo ngại đầu tiên của ba mẹ chính là sợ bạn sẽ cả thèm chóng chán, sau đó việc chăm sóc bé chó sẽ lại về tay ba mẹ. Cam kết với ba mẹ bằng việc vạch ra một thời gian biểu riêng cho chó mỗi ngày, sau đó đảm bảo rằng bạn sẽ tuân thủ đúng theo thời gian biểu này.
2. Nói với ba mẹ rằng bạn sẽ quản lý không để chú chó làm rối tung nhà cửa
Nhiều bậc phụ huynh thường cấm cản không cho con nuôi chó trong nhà vì sợ rằng chú chó sẽ gặm đồ, cắn dây điện, rụng lông, tha đất cát vào nhà. Việc của bạn là đưa ra hướng giải quyết cho từng vấn đề này: - Hứa rằng bạn sẽ mua đồ chơi cho cún cưng, để khi ngứa răng các bé sẽ không quay qua cắn xé đồ đạc. - Với các đường dây điện trong nhà, bạn có thể dán băng keo hoặc che đậy lại. Như vậy, vừa đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, vừa giúp ngôi nhà gọn gàng hơn. - Về vấn đề tha đất cát vào nhà, bạn cần hứa sẽ lau sạch chân cho chó trước khi dẫn chó vào trong nhà. Tương tự với chuyện rụng lông (vốn là điều không thể tránh khỏi ở chó), bạn cũng cần đảm bảo sẽ thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ để lông chó không bay khắp nơi.
3. Tìm hiểu về các loại thức ăn cho chó và lập thực đơn cụ thể
Tương tự với chuyện đi dạo, giờ ăn của chó cũng cần được tuân thủ theo những khung giờ rõ ràng. Bạn cần chỉ rõ cho ba mẹ biết bạn dự định sẽ cho chó ăn vào những giờ nào, mấy lần một ngày và sử dụng loại thức ăn nào. Thông thường, một chú chó sẽ cần ăn 2 lần trong một ngày. Nếu có thể, hãy ước lượng sẵn chi phí thức ăn hàng tháng của chó.
4. Cân nhắc việc dạy chó đi vệ sinh.
Khác với chó trưởng thành, chó con sẽ cần được dạy đi vệ sinh. Nghĩa là sẽ có những khoảng thời gian bé cún ị lung tung trong nhà. Chính vì vậy, nếu nhận nuôi chó con, bạn cũng cần chứng tỏ cho ba mẹ thấy rằng bạn sẵn sàng dọn dẹp các "tàn tích" từ việc chó đi đại - tiểu tiện. Đồng thời, cần tỏ ý rằng bạn cũng có thể dạy chó đi vệ sinh khi chó đã lớn.
5. "Thủ sẵn" những địa chỉ phòng khám thú y uy tín
Cũng như loài người, chó cũng sẽ có những lúc cần đi khám sức khỏe định kì, thậm chí là cấp cứu đột xuất. Bạn có thể tránh rơi vào thế bị động trong những trường hợp này bằng cách ghi lại một danh sách các địa chỉ phòng khám thú y uy tín. Cách tìm ra những phòng khám này, bạn có thể tham khảo trên mạng, hoặc từ những người đã nuôi chó mèo nhiều năm. Khi đã có được danh sách, cần cho ba mẹ biết về danh sách này để chứng tỏ rằng bạn đã đề phòng đến những trường hợp xấu nhất.
6. Tính trước với những kì nghỉ dài ngày
Tương tự với các phòng khám thú y, bạn cũng cần tìm sẵn những nơi nhận giữ chó vài ngày, những trạm nhận lưu chuồng. Việc này có thể tiết kiệm thời gian cho bạn khi gia đình bỗng tổ chức một chuyến đi chơi xa dài ngày mà bạn không thể mang theo em chó.
Đừng quên rằng điều quan trọng nhất để 3 giai đoạn này có thể đem lại kết quả mĩ mãn chính là sự kiên trì và quyết tâm của bạn. Quá trình thuyết phục để ba mẹ đồng ý cho bạn nhận nuôi chó sẽ kéo dài rất lâu, đến tận vài tháng. Nhưng nhớ hãy để cho ba mẹ thời gian xem xét và suy nghĩ.