Bệnh về răng miệng là một trong những bệnh phổ biến ở mèo, theo thống kê từ trung tâm Feline Health của Đại học Cornell, tỉ lệ mèo mắc một số bệnh liên quan đến nha chu khi 4 tuổi chiếm đến 50-90%. Nguyên nhân chủ yếu là do mèo rất ngại khi được chăm sóc răng miệng nên thường né tránh hoặc chủ nuôi chưa biết cách thực hiện. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng trên thì bài viết này sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề, giúp chủ nuôi chăm sóc răng miệng mèo tốt hơn.
1. Cách thứ nhất: Đánh răng cho mèo cưng
Đánh răng cho mèo là cách hiệu quả nhất mà chủ nuôi có thể áp dụng để loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng vật nuôi. Bởi lẽ, mảng bám là nguồn cơn gốc rễ của hàng loạt vấn đề liên qua đến răng miệng, trong đó có bệnh nha chu. Nhiều bác sĩ thú y thường khuyên chủ nuôi nên chải răng cho mèo ít nhất hai lần một tuần để giữ cho răng miệng mèo cưng luôn thơm tho, loại trừ mảng bám cứng đầu.
Để mèo cưng hợp tác hơn, bạn nên tập cho chúng đánh răng ngay từ khi còn nhỏ. Tiến sĩ - Bác sĩ thú y Cooksey giải thích: “Việc chủ nuôi đánh răng cho mèo con hàng ngày sẽ giúp chúng hình thành thói quen tốt, sau này khi lớn lên mèo cưng sẽ ít gặp phải những vấn đề về răng miệng”.
Cách thứ nhất: Đánh răng cho mèo cưng
Nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho mèo yêu, bạn nên chọn mua bộ chăm sóc răng miệng được thiết kế dành riêng cho mèo. Mẹo nhỏ là bạn có thể lựa chọn bàn chải có tay cầm dài giúp lấy đi những mảng bám cứng đầu trong kẽ răng. Bên cạnh đó, chủ nuôi cũng lưu ý chọn kem đánh răng chuyên dụng để mèo cảm thấy thoải mái.
Nếu như con người chúng ta thích kem đánh răng có hương thơm bạc hà thì mèo cưng lại chuộng những dạng kem đánh răng mô phỏng vị… thức ăn, cụ thể là hải sản, thịt bò. Ngoài ra, chủ nuôi tuyệt đối không cho mèo cưng sử dụng kem đánh răng của người vì hàm lượng florua cao sẽ khiến mèo bị ốm.
Trong quá trình chải răng cho mèo, chủ nuôi có thể ngồi trên sàn, nhẹ nhàng ngửa đầu mèo cưng ra sau và dùng tay đẩy miệng mèo đủ rộng để có thể tiếp cận hàm răng bên trong. Kế đến, bạn đánh răng cho mèo thật nhẹ nhàng, kết hợp nâng niu, vuốt ve để chúng cảm thấy thoải mái và không nảy sinh cảm giác “chống đối”.
2. Cách thứ hai: Quan sát răng miệng của mèo
Để phát hiện sớm những bệnh về răng miệng ở mèo, chủ nuôi cần quan sát chúng thường xuyên. Bạn có thể chờ đến khi mèo ngủ sâu và nhẹ nhàng kéo miệng chúng lên rồi quan sát bên trong. Ngoài ra, chủ nuôi cũng có thể quan sát khi mèo đang chơi đùa vì chúng thường có những hành động như há miệng lớn.
Những lúc này, bạn cần kiểm tra xem răng của vật nuôi có sứt mẻ hay không, đảm bảo nướu phải có màu hồng và đường viền nướu (nơi tiếp giáp giữa răng và nướu) không bị tấy đỏ hoặc chảy máu. Ngoài ra, chủ nuôi cũng kiểm tra xem vùng miệng của mèo cưng có bị sưng, loét hoặc viêm nhiễm hay không. Song song đó, nếu hơi thở của vật nuôi có mùi lạ hay thở gấp thường xuyên thì cũng là những biểu hiện đầu tiên của các bệnh liên quan đến răng miệng.
Cách thứ hai: Quan sát răng miệng của mèo
3. Cách thứ ba: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Kích thước và hình dạng thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng mèo cưng nhà bạn, nội dung này đã được ghi nhận thông qua một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nha khoa Thú y hơn một thập kỷ trước. Do đó, bạn nên lựa chọn thực phẩm có lợi cho mèo yêu, dễ nhai dễ nuốt, đặc biệt là mèo nhà; hạn chế những thực phẩm có độ cứng hoặc không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Chưa kể, thực phẩm thiếu lành mạnh còn khiến đường ruột bị viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng cơ thể mèo cưng mẫn cảm, dễ bị tác động, từ đó sức khỏe nướu cũng bị ảnh hưởng theo. Do vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn thức ăn có độ ẩm, mềm nhất định sẽ hỗ trợ đường ruột làm việc trơn tru, sản sinh hàng tỷ lợi khuẩn, bảo vệ hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, trong đó có răng miệng.
Một trong những thực phẩm được nhiều bác sĩ thú y khuyên chủ nuôi nên “tậu” về cho mèo cưng là pate tươi với hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ ẩm mềm cực tốt cho răng miệng. Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết lựa chọn sản phẩm nào phù hợp thì đừng lo lắng, Pet Choy sẽ gợi ý ngay cho bạn 2 dòng sản phẩm được nhiều cô, cậu mèo ưa chuộng. Cụ thể là dòng Tasty dành cho mèo trên 3 tháng tuổi (bao gồm Bò Vô Miệng, Búp-phê Hải Sản, Cá Ngừ Đại Ca, Gà Cá Hợp Lực, Gà Vỗ Béo, Heo Lăn Xả) và dòng Protector dành cho mèo dưới 3 tháng tuổi (bao gồm Cá Biển Cả, Cá Hồi Bụng Béo, Cá Sông Suối, Gà Cá Dưỡng Nhan, Gà Tí Nị, Tôm Cá Nhất Thể, Cá Mòi Mũm Mĩm và Cá Thu Nhật Bổn).
4. Cách thứ tư: Đưa mèo đến bác sĩ thú y để thăm khám định kỳ
Giống với loài người chúng ta, mèo cưng cũng cần thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ tại các cơ sở, phòng khám thú y uy tín, chất lượng. Trong quá trình làm sạch răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân để mèo yêu chìm vào giấc ngủ. Tiếp đến, bác sĩ thú y sẽ loại bỏ mảng bám và cao răng, đánh bóng răng và kiểm tra xem khu vực quanh miệng mèo có gì bất thường hay không. Hầu hết các bệnh răng miệng xảy ra bên dưới đường viền nướu - nơi chúng ta không thể nhìn thấy và mèo cũng tỏ ra khó chịu nếu con người chạm vào. Đó là lý do tại sao bác sĩ thú y thường gây mê vật nuôi trong quá trình thăm khám định kỳ.
Cách thứ tư: Đưa mèo đến bác sĩ thú y để thăm khám định kỳ
Trong trường hợp phát hiện điều bất thường, bác sĩ sẽ chụp X-quang cho mèo để chẩn đoán bệnh tình, mức độ nghiêm trọng. Do đó, suốt quá trình chăm sóc thú cưng, bạn cần dành nhiều thời đưa chúng đến những địa chỉ uy tín thăm khám, hạn chế tối đa bệnh nha chu - căn bệnh khiến mèo bị hỏng chân răng, ăn mòn xương hàm.
Trên đây là 4 cách chăm sóc răng miệng cho mèo cưng vô cùng hiệu quả, có thể áp dụng được ngay. Nếu chủ nuôi còn biết thêm nhiều mẹo hay ho thì đừng quên để lại bình luận bên và cùng Pet Choy thảo luận thêm nhé.