Sức khỏe

4 nguyên nhân và cách chữa trị chó bị hôi miệng

4 nguyên nhân và cách chữa trị chó bị hôi miệng

Được thú cưng làm nũng, quấn quýt quả là những giây phút vời phải không nào? Thế nhưng cũng không tránh khỏi những lúc bạn phát hiện mùi khó chịu từ chó cưng - đặc biệt là với những chú chó gặp tình trạng hôi miệng. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách chữa trị như thế nào? Ngay sau đây, hãy cùng Pet Choy tìm hiểu nhé!

1. NGUYÊN NHÂN CHÓ HÔI MIỆNG

Chó bị hôi miệng có thể đơn giản do chúng đã ăn hoặc nhai cắn một thứ gì đó khác thường. Nhưng đôi khi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe ở thú cưng đấy ạ! Ngay sau đây hãy cùng Pet Choy tìm hiểu các nguyên nhân đó cụ thể: 

1.1. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hôi miệng ở chó. Mảng bám của thức ăn trong một thời gian dài không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ hình thành vôi răng ở chó, điều này sẽ sản sinh các loại vi khuẩn làm miệng của chó có mùi khó chịu đấy ạ!

Bên cạnh đó, chó mắc các bệnh về răng và nướu cũng là tác nhân khiến chúng bị hôi miệng. Nếu phát hiện tình trạng hôi miệng kèm theo nướu răng sưng đỏ… chủ nuôi nên đưa chó cưng đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt nhé. 

Nguyễn nhân chó bị hôi miệng chủ nuôi nên biết

Nguyễn nhân chó bị hôi miệng chủ nuôi nên biết 

1.2. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo 

Trong quá trình ăn uống nếu cho chó cưng ăn các thực phẩm có mùi tanh như cá, thịt sống hoặc bị ươn cũng có thể khiến hơi thở của chúng có mùi hôi. Đối với những chú chó mới mọc răng, lúc này chúng sẽ bị ngứa răng và muốn gặm, cắn bất kì đồ vật nào chúng thấy kể cả rác, phân, xác động vật… gây ra tình trạng hôi miệng ở chó, vì vậy chủ nuôi nên hết sức lưu ý quan sát vấn đề này nhé!

1.3. Bị mắc dị vật hoặc do tuổi tác 

Khi gặm xương, đồ chơi, hay các vật dụng khác… chó có thể gặm cắn hoặc nuốt phải các vụn nhỏ trong lúc chơi đùa. Các vật này sau đó sẽ bị mắc vào răng, nướu và lâu dài sẽ gây ra mùi hôi đấy ạ! Không chỉ vậy, chó càng lớn tuổi thì hệ thống miễn dịch càng suy yếu, dễ mắc các vấn đề về răng miệng hơn như: bệnh nha chu, khô miệng, mất răng… dẫn đến tình trạng hôi miệng 

1.4. Mắc các bệnh nội tạng khác 

1 - Bệnh thận: Thận là một bộ phận quan trọng của cơ thể có chức năng lọc bỏ chất thải. Nếu chức năng của thận bị suy giảm, thì cơ thể sẽ không còn khả năng đào thải nước tiểu. Sự tích tụ lâu ngày của các chất trong cơ thể chó sẽ khiến hơi thở của chúng có mùi như mùi nước tiểu. Ngoài ra khi chó bị suy thận sẽ kèm theo một vài dấu hiệu như chán ăn, loét miệng, tiêu chảy…

2 - Bệnh gan: Gan không hoạt động được như bình thường cũng là một trong các tác nhân gây ra hôi miệng ở chó. Nếu nhận thấy chó cưng có các triệu chứng như: hơi thở có mùi hôi, da bị vàng, chán ăn, sụt cân, nôn mửa… thì nên đưa chúng đến thăm khám ở các cơ sở thú y ngay bạn nhé, vì đây là các dấu hiệu cho thấy chó cưng đang bị các bệnh về gan, bạn nha!

3 - Bệnh dạ dày: Khi bị bệnh dạ dày, lúc này cơ thể chó không thể tiêu hóa thức ăn như bình thường, dẫn đến sự lên men trong dạ dày và ruột. Việc này sẽ tạo ra khí và các hợp chất có mùi hôi, khí này sau đó sẽ thoát ra miệng, gây ra một mùi khó chịu.

Mắc các bệnh nội tạng khác cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng

Mắc các bệnh nội tạng khác cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng

4 - Bệnh tiểu đường: Khi cảm thấy hơi thở chó cưng có mùi ngọt thì rất có thể chúng đang bị tiểu đường, do lượng xeton tích trữ trong máu đấy. Nếu không được điều trị kịp thời và để tình trạng này kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi ở miệng và các vấn đề bệnh lý khác bạn nha!

5 - Ung thư: Khi bị ung thư, các tế bào ung thư có thể phát triển ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể kể cả miệng. Các tế bào ung thư lúc này có thể chết hoặc hoại tử gây ra mùi hôi thối.

2. CÁCH CHỮA TRỊ CHÓ BỊ HÔI MIỆNG

Hôi miệng là một trong các vấn đề thường gặp ở bất cứ giống chó nào, chủ nuôi có thể điều trị khá dễ dàng cho chó cưng với điều kiện chúng không liên quan đến các vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác, cụ thể như sau:

2.1. Vệ sinh răng miệng cho chó

Khi thấy miệng chó có mùi hôi, cách tốt nhất là bạn vệ sinh răng miệng cho chúng. Chủ nuôi nên đều đặn chải răng cho chó cưng 2-3 lần trên tuần. Nếu không muốn chải răng bạn có thể sử dụng các sản phẩm vệ sinh khác như nước súc miệng, gel bôi răng…Lưu ý, trước khi sử dụng loại sản phẩm nào cũng nên kiểm tra xem chó cưng có bị dị ứng với nó không, bạn nhé!

2.2. Cho chó dùng thảo mộc theo hướng dẫn của bác sĩ 

Khi chó cưng bị hôi miệng chủ nuôi cũng có thể sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên như bạc hà, mùi tây, lá tía tô…để pha trà hoặc trộn vào thức ăn cho chó cưng uống nữa đấy! Lưu ý nên sử dụng các sản phẩm còn tươi để đảm bảo an toàn và khi mới bắt đầu nên sử dụng một lượng nhỏ sau đó tăng dần theo thời gian bạn nhé!

Tổng hợp những cách chữa trị hôi miệng cho mèo cưng

Tổng hợp những cách chữa trị hôi miệng cho mèo cưng

2.3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp 

Chủ nuôi nên thiết kế một chế độ ăn lành mạnh, sử dụng các thực phẩm chuyên dụng dành cho chó và hạn chế cho chó cưng ăn các loại thức ăn gây mùi hôi như cá thịt sống, nội tạng động vật, thức ăn có nhiều dầu mỡ… 

Đặc biệt, bạn cần đảm bảo cho chó cưng uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Uống nhiều không những tốt cho cơ thể chó cưng mà còn loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn trong miệng, giúp khoang miệng của chó giảm mảng bám và ngăn ngừa tình trạng sâu răng nữa đấy ạ!

Nếu đã thử qua những cách trên mà tình trạng hôi miệng vẫn không thuyên giảm, lúc này chủ nuôi nên đưa chó cưng gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán tình trạng cơ thể kịp thời và sớm nhất nhé!

Vậy là thông qua bài viết này Pet Choy đã cùng bạn tìm hiểu qua 10 nguyên nhân và cách chữa trị cho chó bị hôi miệng. Pet Choy hy vọng bài viết này sẽ phần nào giải đáp được các thắc mắc của bạn trong quá trình nuôi thú cưng của mình. Hẹn gặp lại bạn vào các bài viết tiếp theo!

article