Dù là con người hay động vật thì quá trình mang thai, sinh nở vẫn là khoảng thời gian thú vị và đáng trân trọng. Tuy nhiên, không phải “ca vượt cạn” nào cũng thành công suôn sẻ, có nhiều chó mẹ đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về sức khỏe, trong đó có sốt sữa - tình trạng phổ biến có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chó mẹ khi đang cho con bú. Chủ nuôi thấy “người bạn lắm lông” vừa mỏi mệt sau khi lâm bồn mà nay còn phải đối diện với căn bệnh này thì xót xa vô cùng, muốn tìm kiếm thông tin để giúp chó mẹ thoát khỏi chứng sốt sữa càng nhanh càng tốt. Đừng lo lắng quá bạn nhé, chúng mình đã tổng hợp bài viết này và sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc:
1. Bệnh sốt sữa ở chó mẹ là gì?
Sốt sữa ở chó (hay còn được gọi là sản giật/hạ canxi máu) là căn bệnh thường gặp ở chó mẹ sau thời kỳ thai sản. Trong quá trình cho con bú, canxi được chuyển từ chó mẹ sang cho con thông qua đường sữa. Tình trạng sốt sữa sẽ xảy ra khi lượng lớn canxi trong máu của chúng bị mất cân bằng đột ngột do chó con bú quá nhiều, vượt quá khả năng thay thế canxi của cơ thể dẫn đến hiện tượng giảm nồng độ canxi trong máu, đe dọa tính mạng.
Nhìn chung, sốt sữa xảy ra trong vòng hai đến bốn tuần đầu tiên của thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện ngay cả trong giai đoạn chó mẹ đang mang thai, thậm chí sau khi con đã cứng cáp, được 6-8 tuần tuổi rồi thì chó mẹ vẫn có khả năng bị sốt sữa, chủ nuôi lưu ý và không lơ là nhé.
Bệnh sốt sữa ở chó mẹ là gì?
2. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt sữa ở chó mẹ
Sốt sữa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ nuôi cùng tìm hiểu ngay để có phương hướng xử lý đúng đắn nhất nhé:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đủ canxi cho chó mẹ
- Bổ sung quá nhiều canxi trước khi sinh cũng là tác nhân khiến chó mẹ bị sốt sữa
- Khi sản lượng sữa nhiều, cơ thể chó mẹ không thể đáp ứng kịp nhu cầu canxi để sản xuất sữa
- Các vấn đề về nội tiết tố với tuyến cận giáp làm gián đoạn nồng độ canxi
- Nồng độ albumin trong máu thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển canxi
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, các giống chó có kích thước nhỏ như Chihuahua, Setter Anh Quốc, chó Phốc, Shih-Tzus và chó Poodle thường có nguy cơ mắc chứng sốt sữa cao hơn những giống chó bình thường.
3. Dấu hiệu chó mẹ bị sốt sữa
Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu chó mẹ bị sốt sữa không rõ ràng nhưng căn bệnh này tiến triển khá nhanh và chuyển biến nặng dần. Dưới đây là những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh sốt sữa chủ nuôi nên lưu lại để kiểm chứng xem chó cưng nhà mình có đang mắc phải không nhé:
- Bồn chồn, thở hổn hển, nặng nề
- Chảy nước dãi liên tục
- Khó di chuyển hoặc chuyển động khó khăn
- Luôn trong trạng thái thèm ăn
- Nôn mửa thường xuyên
- Sau đó những căn bệnh này sẽ tiếp tục chuyển biến và gây ra các triệu chứng như:
- Mất dần khả năng phối hợp, vận động
- Chó mẹ không thể đứng vững
- Co giật
- Nhiệt độ cơ thể tăng bất thường
- Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra đột quỵ do sốc nhiệt
Sốt sữa là một tình trạng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này có thể gây tử vong trong vòng 30 đến 60 phút sau khi các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện.
4. Mách chủ nuôi cách điều trị bệnh sốt sữa ở chó mẹ
Khi phát hiện chó mẹ có những biểu hiện của bệnh sốt sữa, chủ nuôi nên can thiệp kịp thời bằng cách chuyển chó con ra ngoài, đảm bảo chúng được ở nơi ấm áp và có người giám sát, đồng thời đưa chó mẹ đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Khi đến nơi, bác sĩ thú y sẽ tiến hành xét nghiệm máu và thực hiện các bước sau:
- Bác sĩ thú y tiêm canxi vào tĩnh mạch dưới sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo canxi đi vào từ từ, không khiến nhịp tim thay đổi hoặc tăng nhanh bất thường
- Truyền dịch tĩnh mạch để điều trị mất nước ở chó mẹ
- Sau đó bác sĩ thú y sẽ cho chó mẹ uống thuốc chống động kinh để ngăn co giật
- Tiến hành hạ sốt để nhiệt độ thú cưng được ổn định
Mách chủ nuôi cách điều trị bệnh sốt sữa ở chó mẹ
Trong hầu hết các trường hợp, chó mẹ sẽ hồi phục trong vòng vài giờ sau khi điều trị và không cần nằm viện quá 12 giờ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chó mẹ có thể sẽ phải nằm viện trong vài ngày để bác sĩ theo dõi, đảm bảo bệnh không tái phát.
5. Biện pháp phòng tránh bệnh sốt sữa ở chó mẹ
Biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa tình trạng sốt sữa ở chó mẹ là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là bổ sung canxi. Một số nguồn cung mà chủ nuôi có thể “để mắt” đến là trứng, hải sản, rau củ quả màu xanh, các loại hạt,... Việc bổ sung đủ canxi sẽ “gồng gánh”, “san sẻ” bớt áp lực của cơ thể, giúp chó mẹ có lượng canxi dồi dào để vừa cung cấp cho con vừa hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh sốt sữa.
Tuy nhiên việc lạm dụng thực phẩm giàu canxi cũng không tốt chút nào mà còn có thể dẫn đến tình trạng dư thừa, thay vì chỉ chăm chăm bổ sung canxi, chủ nuôi nên đa dạng nguồn thực phẩm để chó mẹ nhận được nhiều dưỡng chất khác nhau. Nếu chó mẹ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú mà chủ nuôi lại “đầu tắt mặt tối” với công việc, không có nhiều thời gian vào bếp thì bạn có thể lựa chọn những phương án tối ưu hơn, ví dụ như mua pate tươi Pet Choy nè!
Biện pháp phòng tránh bệnh sốt sữa ở chó mẹ
Nhằm đáp ứng nhu cầu của chó cưng cũng như hỗ trợ chủ nuôi bận rộn, pate tươi Pet Choy hiện có dòng sản phẩm chuyên biệt Tasty dành cho chó trên 12 tháng tuổi (bao gồm Bò Giữ Dáng, Gà Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội). Với phương châm “cung cấp bữa ăn ngon nhất đời” cho chó cưng, Pet Choy luôn kiểm định gắt gao từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến thành phẩm, mỗi hộp pate tươi đều được cân đo đong đếm kĩ càng, đảm bảo chó mẹ ăn vào sẽ thích mê cho mà xem.
Nghe đến đây bạn còn chần chờ gì mà không mua ngay vài hộp về cho chó cưng nhà mình thưởng thức nhằm cung cấp đủ canxi cho cả chó mẹ lẫn chó con giúp chúng thêm phần khỏe mạnh!