Sức khỏe

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHÓ BỊ CẢM LẠNH ĐỂ CHỮA TRỊ KỊP THỜI

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHÓ BỊ CẢM LẠNH ĐỂ CHỮA TRỊ KỊP THỜI

Tiết trời thay đổi đột ngột là thời điểm chó cưng dễ dàng bị cảm lạnh nhất. Khi ốm, thú cưng không thể nói cho chủ nuôi biết chúng đau ở đâu, chính vì vậy dù đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chủ nuôi cũng nên quan sát để có các biện pháp điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Pet Choy sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến dấu hiệu nhận biết chó bị cảm lạnh cùng những thông tin khác như nguyên nhân, biện pháp điều trị, phòng tránh. Mời chủ nuôi cùng tham khảo. 

1. NGUYÊN NHÂN CHÓ BỊ CẢM LẠNH

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chó cưng bị cảm lạnh, có thể do virus hoặc môi trường sống xung quanh tác động, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: 

1 - Thời tiết lạnh: Khi tiếp xúc với thời tiết lạnh, thú cưng cũng sẽ dễ dàng bị cảm giống như con người, đặc biệt là với những giống chó có bộ lông không đủ dày để giữ ẩm.

2 - Tắm bằng nước lạnh: Tắm cho chó cưng với nước có nhiệt độ quá lạnh hoặc sấy không kỹ lông cũng có thể khiến chó bị cảm lạnh. 

3 - Mặt sàn quá lạnh: Thú cưng có thói quan nằm trên mặt đất lạnh hoặc ẩm ướt trong thời gian dài cũng rất dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra, việc nhốt chúng trong một chiếc chuồng ẩm thấp, không được dọn dẹp thường xuyên cũng sẽ khiến chó mắc nhiều căn bệnh khác nhau. 

4 - Virus và vi khuẩn: Cơ thể của chó cưng cũng giống như con người chúng ta, chúng cũng dễ dàng mắc bệnh do nhiễm phải các loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. 

Tổng hợp một số nguyên nhân khiến chó bị cảm lạnh

Tổng hợp một số nguyên nhân khiến chó bị cảm lạnh

5 - Hệ thống miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm sức khỏe sẽ có khả năng bị nhiễm lạnh nhiều hơn, thường gặp ở chó con, chó chưa bao giờ hoặc ít khi ra ngoài. 

6 - Lây nhiễm: Việc cảm lạnh cũng có thể lây nhiễm từ con vật này sang con vật khác, đặc biệt là trong điều kiện nuôi nhốt, khi chúng thường xuyên chơi đùa và tiếp xúc gần với nhau.

7 - Không được tiêm phòng: Hệ thống miễn dịch của chó chưa được tiêm phòng sẽ yếu hơn các chú chó đã được tiêm phòng đầy đủ, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHÓ BỊ CẢM LẠNH

Dưới đây Pet Choy sẽ liệt kê một vài dấu hiệu khi chó cưng bị cảm lạnh. Bạn cần chú ý các biểu hiện khác thường của chúng sớm nhất để sớm điều trị bệnh, cụ thể như sau:

  1. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, thân nhiệt hạ

  2. Mũi khô, nứt nẻ hoặc hắt hơi và chảy nước mũi liên tục

  3. Ho khan, thở khò khè 

  4. Lờ đờ, ủ rũ, ít vận động, không muốn chơi đùa.

  5. Bỏ ăn hoặc ăn ít lại

  6. Thở nhanh và run rẩy

  7. Niêm mạc miệng và da tái đỏ, sưng

  8. Nôn mửa hoặc tiêu chảy

  9. Sốt nhẹ (nhiệt độ cơ thể trên 39°C)

Một số trường hợp chó bị cảm lạnh có thể sẽ kèm theo các triệu chứng nặng khác như viêm phế, viêm phổi, khó thở, tím tái, và co giật…

3. BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHO CHÓ BỊ CẢM LẠNH

Nếu như chó cưng của bạn đang có các triệu chứng mà Pet Choy vừa nêu ở phần trên thì rất có thể chúng đang bị cảm lạnh rồi đấy ạ! Nếu nhẹ, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc, điều trị cho chó cưng ngay tại nhà bằng các biện pháp sau: 

  1. Cho chó uống nhiều nước để tránh không để chúng bị mất nước.

  2. Cố gắng cung cấp các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, các món ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm Vitamin B, Vitamin C kết hợp với việc uống siro cảm Prospan… cho chó trong thời gian này bạn nha!

  3. Sử dụng nước muối sinh lý để lau mắt, mũi cho thú cưng.

  4. Tạo một không gian kín gió, ấm áp, thoải mái cho để chúng giữ ẩm cơ thể.

  5. Sử dụng các loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào tình trạng của thú cưng. 

Tổng hợp các biện pháp điều trị cho chó bị cảm lạnh

Tổng hợp các biện pháp điều trị cho chó bị cảm lạnh

Nếu chó cưng đang có các triệu chứng nặng như khó thở, tím tái, co giật, tiêu chảy thì cần phải nhanh chóng đưa chúng đến các cơ sở thú y gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà vì rất có thể sẽ gây ra biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng chó cưng. 

4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHÓ BỊ CẢM LẠNH

Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh tật ở thú cưng cũng rất quan trọng. Chủ nuôi nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của thú cưng để tăng cường sức đề kháng cho chúng, như:

4.1. Tiêm ngừa đầy đủ

Tiêm phòng là một một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Vì thế, chủ nuôi nên đảm bảo tiêm phòng cho thú cưng đúng và đủ các loại vắc-xin cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ. 

4.2. Giữ cho chó sống ở nơi sạch sẽ, thoáng mát

Chỗ ở quá bẩn cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ảnh hưởng đến sức khỏe chó cưng. Chủ nuôi nên thường xuyên dọn dẹp chuồng trại của chúng, đảm bảo môi trường sống của chó cưng luôn sạch sẽ, thoáng mát. 

4.3. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Trong mỗi bữa ăn, chủ nuôi nên thiết kế một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để giúp thú cưng tăng cường sức đề kháng, điều này sẽ giúp cho chó cưng chống lại bệnh tật tốt hơn đấy! 

Hiện tại, Pet Choy đang cung cấp 2 dòng pate tươi chuyên biệt dành cho chó yêu: Protector (cho chó dưới 3 tháng tuổi): Bò Giữ Dáng, Chim Cút Kít, Gà Giữ Dáng, Heo Giữ Dáng, Vịt Bơi Lội; Tasty (cho chó trên 3 tháng tuổi): Bò Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng. 

Những biện pháp phòng ngừa chó bị cảm lạnh

Những biện pháp phòng ngừa chó bị cảm lạnh

4.4. Tránh cho chó tiếp xúc với những con chó khác đang bị bệnh

Cũng như cơ thể người, virus trên cơ thể chó mèo đều có khả năng lây lan từ con vật này sang con vật khác qua tiếp xúc gần. Do đó, nếu trong nhà bạn nuôi nhiều thú cưng và một trong số chúng bị cảm lạnh, điều đầu tiên cần làm chính là tách chúng ra khỏi nhau. 

Vậy là bài viết trên đã gửi đến bạn một vài các kiến thức cần thiết về bệnh cảm lạnh ở chó. Pet Choy hy vọng qua đây sẽ giúp quá trình chăm sóc thú cưng của bạn dễ dàng hơn. Và đừng quên đón đọc các bài biết tiếp theo của chúng mình nhé!

 

article