Sức khỏe

TẤT TẦN TẬT VỀ CHỨNG SẢN GIẬT Ở MÈO

TẤT TẦN TẬT VỀ CHỨNG SẢN GIẬT Ở MÈO

Chẳng chủ nuôi nào muốn mèo cưng của mình bị bệnh cả! Thế nhưng trong một số trường hợp kém may mắn, chủ nuôi lại không biết làm sao để phòng ngừa hay ngăn chặn. Điển hình là chứng sản giật ở mèo, đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm khiến nhiều chủ nuôi vô cùng lo lắng. Tưởng tượng mèo lên từng cơn co giật là đã xót, đã đau rồi phải không bạn ơi? Để bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mình đã ngồi viết ngay bài này, bạn cùng xem ngay nha: 

1. Chứng sản giật là gì?

Chứng sản giật hay còn được gọi là hạ canxi máu hoặc tetany hậu sản (một triệu chứng đặc trưng bởi chuột rút cơ, co thắt hoặc run cầm cập), là tình trạng khẩn cấp liên quan đến việc giảm nồng độ canxi trong máu, đe dọa tính mạng của những chú mèo đang cho con bú hoặc mới sinh con xong. Chứng sản giật thường xảy ra khi mèo con được một đến bốn tuần tuổi và mèo mẹ đang trong giai đoạn tiết nhiều sữa nhất. 

Chứng sản giật là gì?

Chứng sản giật là gì?

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh sản giật ở mèo?

Nguyên nhân của chứng sản giật thường không được xác định rõ nhưng nhìn chung có thể xuất phát từ: 

  1. Mèo mẹ bị thiếu hụt canxi trong quá trình mang bầu và cung cấp dưỡng chất để mèo con phát triển xương khớp ngay từ khi còn trong bụng mẹ 
  2. Tiết sữa nhiều sau khi sinh mèo con 
  3. Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu chất này hụt chất kia, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, sinh con và cho con bú, từ đó dẫn đến chứng sản giật
  4. Nội tiết tố với tuyến cận giáp có vấn đề 

3. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh sản giật ở mèo là gì?

Các dấu hiệu ban đầu thường khó phát hiện, mèo mẹ thường bồn chồn, thở hổn hển, cử động khó khăn, tệ hơn là mất khả năng đi lại. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ sớm tiến triển thành co thắt cơ (tetany) ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể rồi dần chuyển sang trạng thái co giật vô cùng nguy hiểm. Một số con mèo bị chứng sản giật còn sốt cao và mất phương hướng, chúng trở nên hung hãn hơn thường ngày và chạy loạn xạ khắp nhà giống như không còn làm chủ được cảm xúc. Sản giật là một trong những trường hợp nguy hiểm, cần cấp cứu gấp. Nếu bạn nghi ngờ mèo mẹ đang bị sản giật thì hãy ngăn mèo con bú sữa và liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. 

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh sản giật ở mèo là gì?

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh sản giật ở mèo là gì?

4. Điều trị sản giật như thế nào?

Khi mèo bị sản giật, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị bằng cách truyền dịch tĩnh mạch và tiêm canxi cũng như các loại thuốc khác tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe và xét nghiệm của mèo. Theo đó, quá trình tiêm canxi vào đường tĩnh mạch phải được thực hiện cẩn thận và chậm rãi nếu không có thể gây hạ nhịp tim, loạn nhịp tim, đường huyết bị ảnh hưởng khiến tình trạng tồi tệ thêm. Đối với những chú mèo bị nặng hơn hoặc co giật liên hồi, khó quay về trạng thái bình thường thì bác sĩ sẽ cho thêm vào phác đồ điều trị thuốc chống động kinh như diazepam để kiểm soát tình hình. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, quá trình hồi phục sau sản giật thường nhanh chóng và không để lại di chứng. 

5. Chứng sản giật có thể ngăn ngừa được không?

Hoàn toàn có thể bạn nhé! Khi mèo mang thai, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống chuyên biệt, đầy đủ dưỡng chất và chế biến theo công thức dành cho mèo mẹ mang thai và cho con bú. Cụ thể, chủ nuôi cũng nên bổ sung cho mèo những thực phẩm giàu canxi như hải sản, thịt, cá, rau củ quả. Đồng thời, chủ nuôi cũng nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất như protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo, carbohydrate để mèo có đầy đủ điều kiện để phục hồi hậu sản giật. Mỗi bữa ăn của mèo phải được chủ nuôi chăm chút kĩ lưỡng, bởi chỉ cần “sai một li là đi một dặm”, ảnh hưởng đến sức khỏe mèo cưng. Nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian vào bếp thường xuyên thì có thể tham khảo dòng pate tươi Tasty (dành cho mèo trên 12 tháng) của nhà Pet Choy. Bạn sẽ không phải lo mèo bị ngấy khi ăn đi ăn lại một món bởi menu của chúng mình khá đa dạng, bao gồm: Bò Vô Miệng, Búp-phê Hải Sản, Cá Ngừ Đại Dương, Gà Cá Hợp Lực, Gà Vỗ Béo,... 

Nếu mèo mẹ gặp rủi ro và có nguy cơ sản giật, bạn nên tách mèo con ra khỏi chúng trong một vài ngày và cho chúng ăn ngoài thay vì ti sữa mẹ. Bạn có thể mua sữa ngoài từ những thương hiệu uy tín để mèo con “măm măm” trong khi chờ đợi mèo mẹ hồi phục, bạn cũng cần chuyển sang thức ăn mềm, dễ nuốt cho mèo con khi được ba đến bốn tuần tuổi để đa dạng dưỡng chất, đảm bảo mèo con phát triển toàn diện không phụ thuộc vào sữa. 

Chứng sản giật có thể ngăn ngừa được không?

Chứng sản giật có thể ngăn ngừa được không?

Chưa hết, bạn không nên tự ý bổ sung quá nhiều canxi cho mèo đang mang thai hoặc cho con bú. Bởi việc hấp thụ quá nhiều canxi trong giai đoạn này có thể ức chế sản xuất hormone tuyến cận giáp và làm tăng nguy cơ mắc chứng sản giật. Tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y do họ là những người có chuyên môn cao, sẽ biết điều gì nên và điều gì không nên.

Mỗi dấu hiệu bất thường đều sẽ báo hiệu sức khỏe của thú cưng có vấn đề, chủ nuôi đừng nên lơ là mà hãy dẫn mèo cưng đến thăm khám tại trạm thú y thường xuyên nhé. Pet Choy hy vọng mèo cưng của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và thoải mái vui đùa! 
 

article